Ukraine hứng chịu tổn thất "không thể bù đắp" trong cuộc phản công
Các lực lượng Ukraine đang đối mặt với tổn thất lớn về trang thiết bị quân sự và cách phương Tây huấn luyện không phù hợp với môi trường tác chiến hiện nay, Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) nhận định.
Binh sĩ Ukraine vận hành lựu pháo M777 do Mỹ cung cấp.
"Các nỗ lực đột phá nhanh chóng của Ukraine đã dẫn đến kết quả là tổn thất không thể bù đắp về trang thiết bị quân sự", Viện RUSI ngày 4/9 công bố báo cáo đánh giá tình hình chiến sự, theo Newsweek.
Trong bản báo cáo, Viện RUSI đưa ra các nhận định về thách thức mà Ukraine đối mặt khi cuộc phản công đã bước sang tháng thứ 4. Viện RUSI nhận định, bất kể bước tiến của Ukraine đạt được ra sao trong cuộc phản công hiện hay, Kiev vẫn sẽ phải mở thêm các cuộc phản công khác khi xung đột kéo dài sang mùa đông và sang năm 2024.
Do đó, các nước phương Tây ủng hộ Ukraine vẫn sẽ phải duy trì các cam kết để đảm bảo Kiev tiếp tục đà tiến công như hiện nay. Viện RUSI cũng nêu hai ví dụ về giao tranh ở làng Novodarivka và Rivnopi trong hai tuần qua. Đây là hai ngôi làng nằm ở khu vực giữa vùng Donetsk và vùng Zaporizhzhia.
Theo đánh giá của viện RUSI, Ukraine trải qua tổn thất đáng kể về trang thiết bị quân sự trong giao tranh ở 2 khu vực này. "Nhưng các vũ khí phương Tây cung cấp đã góp phần giúp Ukraine giảm bớt thương vong về người", viện RUSI cho biết.
Với môi trường giao tranh hiện nay, viện RUSI đánh giá bước tiến của Ukraine là "rất chậm", chỉ đạt bước tiến từ 600 - 1.000 mét trong 5 ngày. Khi Ukraine có các bước tiến chậm, các lực lượng phòng thủ Nga có thể kịp thời tái tổ chức và tạo ra các cứ điểm phòng thủ mới, theo báo cáo.
Theo viện RUSI, các lực lượng Nga đã giáng đòn gây tổn thất đáng kể cho Ukraine ở giai đoạn đầu Kiev phản công. Điều này khiến năng lực tiến công nhanh của Kiev bị suy giảm. "Nhìn chung, Nga đã thành công về mặt chiến thuật khi ngăn Ukraine tạo ra bước đột phá".
Nga cũng đang sử dụng mìn, hệ thống tác chiến điện tử một cách hiệu quả hơn và nã hỏa lực tầm xa một cách chính xác hơn.
Viện RUSI nhận định, các nước phương Tây có thể giúp gia tăng năng lực chiến đấu của quân đội Ukraine nhưng cần huấn luyện tác chiến theo cơ cấu mà Kiev triển khai, "chứ không phải chiến đấu theo kiểu NATO mà không có vũ khí phù hợp".
Tuần trước, một binh sĩ Ukraine thuộc Lữ đoàn Cơ giới số 32, tham gia chiến đấu ở vùng Kharkiv, phàn nàn rằng các sĩ quan NATO không nắm rõ tình hình ở thực địa.
Theo viện RUSI, thành bại trong cuộc phản công của Ukraine phụ thuộc rất lớn vào ưu thế về hỏa lực. "Các đối tác cần đặc biệt hỗ trợ để Kiev tiếp tục chiến đấu trong mùa đông và xa hơn là sang năm tới", Viện RUSI cho biết.
Tổng thống Nga Vladimr Putin ngày 4/9 đã thảo luận với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về tình hình xung đột ở Ukraine cũng như khả năng Nga nối lại thỏa thuận...
Nguồn: [Link nguồn]