Ukraine “giục” Đức viện trợ hệ thống Patriot: NATO trả lời

Trong khi Ukraine liên tục thúc giục Đức viện trợ hệ thống tên lửa phòng không Patriot, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng, vẫn còn “quá sớm” để thảo luận về điều này.

Một số hệ thống Patriot mà Đức đang sở hữu (ảnh: CNN)

Một số hệ thống Patriot mà Đức đang sở hữu (ảnh: CNN)

“Điều quan trọng là phải tách cuộc thảo luận về 3 hệ thống Patriot mà Đức muốn gửi tới Ba Lan khỏi vấn đề tăng cường khả năng phòng không cho Ukraine”, ông Stoltenberg phát biểu hôm 1/12, trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở Berlin.

“Tất cả chúng tôi đều nhất trí về yêu cầu cấp thiết phải hỗ trợ Ukraine, bao gồm cả việc cải thiện khả năng phòng không”, Stoltenberg nói.

Tuy nhiên, ông Stoltenberg nhấn mạnh, yêu cầu Ukraine sử dụng tốt các hệ thống phòng không đã chuyển giao cũng quan trọng không kém việc viện trợ cho nước này các hệ thống mới.

“Cần có đạn dược, phụ tùng thay thế và bảo dưỡng cho các hệ thống mà Ukraine vừa nhận được”, ông Stoltenberg nói.

Theo một số chuyên gia, phát biểu của ông Stoltenberg dường như là một “bước lùi” trong bối cảnh Ukraine thúc giục Đức gửi cho nước này Patriot – một trong những trụ cột phòng không hiện đại nhất của NATO.

Trước đó, hôm 24/11, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht cho biết, nước này không thể chuyển hệ thống Patriot sang Ukraine như đề nghị của Ba Lan. Đức cho rằng, việc đưa Patriot ra khỏi lãnh thổ NATO cần sự đồng ý của tất cả 30 nước thành viên.

“Patriot là một phần trong hệ thống phòng không tích hợp của NATO. Đó là lý do vì sao chúng tôi có thể chuyển chúng tới Ba Lan. Việc sử dụng Patriot ở ngoài lãnh thổ NATO cần phải được thảo luận với các nước đồng minh”, bà Lambrecht nói.

Một ngày sau đó, ông Stoltenberg nói rằng có chuyển giao Patriot cho Ukriane hay không là quyết định của riêng Đức.

Xuất hiện trong Hội nghị ngoại trưởng NATO hôm 30/11, Ngoại trưởng Ukraine Kuleba kêu gọi Đức nên “nghe theo” Ba Lan và nhanh chóng gửi các hệ thống Patriot cho Kiev.

“Thông điệp rất đơn giản, cung cấp các tổ hợp Patriot càng sớm càng tốt. Đây là hệ thống mà Ukraine cần để bảo vệ dân thường và hạ tầng trọng yếu”, ông Kuleba nói.

Tổng thống Mỹ - Pháp họp báo chung hôm 1/12 (ảnh: CNN)

Tổng thống Mỹ - Pháp họp báo chung hôm 1/12 (ảnh: CNN)

Trong một diễn biến có liên quan, hôm 1/12, Tổng thống Mỹ Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp nhau tại Nhà Trắng để thảo luận về tình hình xung đột ở Ukraine.

“Chúng tôi khẳng định rằng Mỹ, Pháp cùng tất cả đồng minh sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine mạnh mẽ hơn bao giờ hết để đối phó với Nga”, ông Biden phát biểu trong cuộc họp báo chung với ông Macron.

Ông Biden nhấn mạnh, Mỹ và Pháp quyết tâm buộc Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, 2 nhà lãnh đạo Mỹ - Pháp cũng cho biết, họ sẵn sàng thảo luận với Tổng thống Nga Putin để tìm cách giải quyết vấn đề Ukraine một cách hòa bình.

Nga nói Mỹ, NATO đang ”tham chiến trực tiếp” ở Ukraine

Lãnh đạo cơ quan ngoại giao cấp cao của Nga cho rằng, Mỹ và NATO đã biến Ukraine trở thành mối đe dọa hiện hữu mà Moscow không thể phớt lờ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo QUỐC NAM – Reuters, CNN ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN