Ukraine dùng vũ khí La Mã cổ đại, kỳ vọng gián đoạn “huyết mạch” hậu cần Nga

Bằng cách sử dụng loại vũ khí từ thời La Mã cổ đại, Ukraine kỳ vọng có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng vốn đã rất căng thẳng của Nga.

Theo thông tin từ Forbes, quân đội Nga hiện đang phải đối mặt với một mối đe dọa mới đằng sau chiến tuyến. Đó là những chướng ngại vật bằng sắt có 4 cạnh do máy bay không người lái Ukraine thả xuống các tuyến đường hậu cần của Nga.

Loại vũ khí này đã được phát triển từ các cuộc chiến từ thời La Mã cổ đại và Ukraine đưa chúng vào sử dụng nhằm khiến các đoàn xe chở hàng tiếp tế của quân đội Nga bị nổ lốp.

Lợi dụng thời gian, những chiếc xe này dừng lại để khắc phục sự cố, Ukraine tiếp tục điều khiển UAV tự sát tấn công hoặc ném thuốc nổ xuống để phá hủy nguồn tiếp tế của đối phương. Ukraine trước đó cũng từng triển khai UAV thả mìn chống tăng xuống các tuyến đường để cắt đứt tuyến hậu cần của Nga nhưng không thành công.

Chướng ngại vật bằng sắt do máy bay không người lái Ukraine thả xuống các tuyến đường hậu cần của Nga. Ảnh: Forbes

Chướng ngại vật bằng sắt do máy bay không người lái Ukraine thả xuống các tuyến đường hậu cần của Nga. Ảnh: Forbes

Những quả mìn này khá nặng, khó kiểm soát và trong một số trường hợp thậm chí còn không phát nổ. Để đánh trúng xe tải đang di chuyển với tốc độ cao bằng chiến thuật trên được nhận định là một nhiệm vụ không dễ.

Tuy nhiên, với các chướng ngại vật bằng sắt này, Ukraine hiện nay có thể khiến các xe tải Nga dừng lại ở một vị trí cố định lâu hơn, từ đó đảm bảo đòn tấn công bằng UAV sẽ lại hiệu quả phá hủy lớn nhất.

Đặc biệt, các chướng ngại vật bằng sắt có 4 cạnh nhọn vì vậy bất kể là ném chúng xuống đất theo các nào cũng sẽ luôn có một cạnh đâm lên trên. Điều này khiến cái tài xế Nga điều khiển xe tải sẽ phải rất thận trọng trước mối đe dọa tiềm tàng rải đầy trên mặt đất của Ukraine.

Nga cũng thường thực hiện hoạt động tiếp tế hậu cần vào ban đêm để tránh mối đe dọa từ UAV của Ukraine. Việc lái xe vào buổi tối cũng khiến các tài xế xe tải đối mặt với nguy cơ lớn là cán vào chướng ngại vật đã được rải trước đó.

Trong trường hợp xe tải bị nổ lốp khi đang di chuyển với tốc độ cao có thể dẫn tới bị mất kiểm soát và lật xe. Như vậy, ngay cả khi không trúng đòn tấn công của Ukraine, những tuyến hàng tiếp tế này cũng có thể đến tiền tuyến muộn hơn nhiều so với bình thường.

Hậu cần cũng được cho là một trong những quan trọng hàng đầu của mọi cuộc xung đột. Các đơn vị quân đội ngoài tiền tuyến rất cần được cung cấp lượng lớn quân tư trang, vũ khí, đạn dược, lương thực để duy trì khả năng chiến đấu. Bằng cách sử dụng loại vũ khí từ thời La Mã cổ đại, Ukraine kỳ vọng có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng vốn đã rất căng thẳng của Nga.

Nga và Ukraine gần đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột vào tháng 4/2022, với điều kiện Ukraine “trung lập vĩnh viễn”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Uyên ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN