Ukraine dùng loại vũ khí hạng nặng nào trút hỏa lực vào đảo Rắn?

Quân đội Ukraine liên tục dội hỏa lực từ đất liền bằng một hệ thống pháo tự hành là một trong những nguyên nhân khiến các lực lượng Nga rút khỏi đảo Rắn vào ngày 30.6, theo tạp chí Forbes.

2S22 là mẫu pháo tự hành do Ukraine tự nghiên cứu và sản xuất, sử dụng đạn tiêu chuẩn của NATO.

2S22 là mẫu pháo tự hành do Ukraine tự nghiên cứu và sản xuất, sử dụng đạn tiêu chuẩn của NATO.

Video do quân đội Ukraine công bố, cho thấy hình ảnh hiếm hoi về lựu pháo 2S22 Bohdana do Ukarine tự nghiên cứu và sản xuất, tham gia đợt nã hỏa lực nhằm vào lực lượng Nga trên đảo Rắn.

Theo Forbes, máy bay không người lái Bayraktar TB2 đóng vai trò hỗ trợ điều chỉnh đường đạn pháo. Đợt nã pháo hôm 30.6 gây ra nhiều vụ cháy. Các binh sĩ Nga sau đó rời khỏi hòn đảo bằng tàu cỡ nhỏ.

Đảo Rắn ở ngoài khơi Odessa có vị trí chiến lược quan trọng. Các hệ thống tên lửa đặt trên đảo có thể bảo vệ hoặc ngăn chặn các tàu chở hàng ra vào cảng biển.

Hòn đảo rơi vào tay quân đội Nga trong những ngày đầu tiên của cuộc xung đột. Sau nhiều tháng cùng với các chiến thuật mới, quân đội Ukraine cuối cùng đã khiến lực lượng Nga rời khỏi hòn đảo, theo Forbes.

Pháo tự hành 2S22 có thể di chuyển dễ dàng nhờ gắn trên khung thân bánh lốp.

Pháo tự hành 2S22 có thể di chuyển dễ dàng nhờ gắn trên khung thân bánh lốp.

Kiev sử dụng hỏa lực hỗn hợp từ tên lửa, máy bay không người lái, chiến đấu cơ và đặc biệt là pháo tự hành 2S22. 

Nhà máy công nghiệp hạng nặng Kramatorsk ở miền đông Ukraine bắt đầu nghiên cứu và sản xuất pháo tự hành 2S22 cách đây 5 năm. 2S22 thực chất là lựu pháo gắn trên khung thân bánh lốp, nặng 28 tấn.

Mẫu pháo tự hành này sử dụng cỡ đạn 155mm theo chuẩn NATO, cho phép quân đội Ukraine tận dụng đạn pháo do phương Tây hỗ trợ.

Tháng 10.2021, Ukraine mới bắt đầu bắn thử các hệ thống pháo tự hành 2S22 và thử nghiệm diễn ra thành công. Trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraine, đã có thời điểm các nhân viên nhà máy Kramatorsktính tới việc phá hủy các hệ thống pháo tự hành 2S22 để tránh rơi vào tay Nga.

Tháng 5 năm nay, ít nhất một hệ thống 2S22 được đưa tới tiền tuyến ở miền đông Ukraine.

Một tháng sau, 2S22 xuất hiện ở bờ biển tây nam Ukraine, cách đảo Rắn chỉ 32km. Từ vị trí này, hòn đảo nằm trong tầm bắn của mẫu pháo tự hành do Ukraine sản xuất.

2S22 có tầm bắn tối đa 40km với đạn pháo thông thường hoặc 50km nếu sử dụng đạn tăng tầm. Mỗi hệ thống có tốc độ bắn trung bình 6 phát/phút.

“Mưa đạn pháo 155mm khai hỏa từ hệ thống 2S22 đặt ở ven biển đã gây thiệt hại đáng kể cho lực lượng Nga trên đảo Rắn”, quân đội Ukraine tuyên bố.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Igor Konashenkovnói quân đội Nga rút khỏi đảo Rắn để thể hiện thành ý. "Điều này chứng minh Nga không ngăn cản nỗ lực của Liên Hợp Quốc trong việc tổ chức hành lang nhân đạo phục vụ hoạt động xuất khẩu nông sản từ lãnh thổ Ukraine", ông Konashenkov cho biết.

Ukraine: Vừa rút khỏi đảo Rắn, Nga nã tên lửa dữ dội vào Odessa

Tên lửa của Nga đã bắn trúng một tòa chung cư và một khu nghỉ dưỡng ở thành phố cảng Odessa, giới chức quân đội Ukraine thông báo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Forbes ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN