Ukraine "đỏ mắt" chờ siêu pháo tự hành của Đức

4 tuần trước, Đức đã đồng ý gửi hàng chục pháo tự hành Gepard cho Ukraine để đối phó Nga. Kiev đã tỏ ra hào hứng và cho rằng Đức đã có “bước ngoặt” sau nhiều thập kỷ nói không với viện trợ vũ khí hạng nặng cho nước ngoài

Pháo tự hành Gepard của Đức (ảnh: Reuters)

Pháo tự hành Gepard của Đức (ảnh: Reuters)

“Đến quá chậm”, Anastasia Radina – nghị sĩ Ukraine – nói với Reuters về việc Đức tuyên bố pháo Gepard sẽ được chuyển cho Ukraine sớm nhất vào đầu tháng 7.

“Đối với tình thế hiện tại của chúng tôi, tháng 7 giống như điều gì? Để tôi nói cho bạn hiểu. Nó giống như một người mẹ đang ngồi cạnh đứa con gào khóc vì khát sữa. Còn bao lâu nữa mới tới tháng 7?”, nghị sĩ Anastasia Radina nói với Reuters.

Gepard – vũ khí một thời được mệnh danh là siêu pháo tự hành Đức – đang bị quân độit nước này dần loại biên. Gepard có thể bắn một loạt đạn cỡ 35mm để chặn một lựu pháo hay máy bay địch tới gần. Loại vũ khí này được cho là hiệu quả nhưng rất tốn đạn. Đây cũng là lý do Đức nhiều lần bày tỏ lo ngại về việc sẽ không thể gửi nhiều đạn đi kèm Gepard cho Ukraine.

“Gepard sẽ vô dụng khi không có đạn đi kèm”, một nguồn tin quân sự (giấu tên) nói với Ukraine.

Hôm 20.5, Bộ Quốc phòng Đức cho biết, họ đã “tìm thấy” một kho đạn cho Gepard và sẽ gửi kèm tới Ukraine. Tuy nhiên, số lượng đạn cho Gepard của Đức được cho là rất khiêm tốn.

Việc Đức không nhiệt tình viện trợ vũ khí cho Ukraine được cho là dễ hiểu. Mặc dù có nền công nghiệp quốc phòng lớn hàng đầu thế giới (năm 2021, Đức thu hơn 10 tỷ USD tiền xuất khẩu vũ khí), nhưng Đức lại không chú trọng về trang bị vũ khí cho quân đội trong nước.

Hôm 24.2, chỉ vài giờ sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, một quan chức quốc phòng Đức viết trên mạng xã hội rằng, ông “chán ngấy” với việc Berlin bỏ bê quân đội. 3 ngày sau, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố nước này sẽ tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.

Đạn pháo cho Gepard (ảnh: Reuters)

Đạn pháo cho Gepard (ảnh: Reuters)

Theo Reuters, quân đội Đức hiện chỉ sở hữu 1/10 số lượng 3.500 xe tăng chủ lực mà nước này có từ những năm 1980. Sức mạnh của hạm đội tàu ngầm và máy bay chiến đấu Đức hiện chỉ bằng 1/4 so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Việc Đức tỏ ra chậm chạp trong viện trợ vũ khí cho Ukraine không chỉ khiến Kiev mà còn cả các đồng minh của họ thất vọng, theo Reuters.

Hôm 24.5, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói rằng ông “rất thất vọng” khi Đức vi phạm thỏa thuận bù đổi xe tăng mà Berlin đã cam kết để Warsaw viện trợ cho Ukraine, RT đưa tin.

“Ba Lan đã tự làm suy yếu tiềm lực quân sự của mình bằng việc cung cấp cho Ukraine một lượng lớn xe tăng”, ông Duda phát biểu hôm 24.3, bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ).

Ông Duda cho biết, hầu hết các xe tăng của Ba Lan là xe Leopard do Đức sản xuất, do đó, nước này đã mong đợi sự hỗ trợ từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đặc biệt là Berlin.

“Đức hứa sẽ chuyển giao những chiếc xe tăng này để bù cho chúng tôi. Nhưng họ không giữ lời hứa. Thành thật mà nói, chúng tôi rất thất vọng”, ông Duda nói và nhấn mạnh Berlin “không làm hết sức để hỗ trợ Ukraine”.

“Đáng lẽ, chính Đức phải giúp đỡ Ukraine. Ukraine đang cần sự hỗ trợ khẩn cấp”, ông Duda nói thêm.

Một số chuyên gia cho rằng, xung đột Nga – Ukraine ở Donbass là cuộc chiến tiêu hao vũ khí (ảnh: Reuters)

Một số chuyên gia cho rằng, xung đột Nga – Ukraine ở Donbass là cuộc chiến tiêu hao vũ khí (ảnh: Reuters)

Chính phủ Đức hôm 25.5 bác bỏ những chỉ trích của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda.

“Chúng tôi khá bối rối”, Steffen Hebestreit – phát ngôn viên chính phủ Đức – nói và lưu ý, Đức cần nhiều thời gian để sản xuất xe tăng bù đổi cho Ba Lan.

“Những chỉ trích của ông Duda là không chính xác. Ba Lan yêu cầu bù đổi những chiếc Leopard 2A7 hiện đại nhất, nhưng chúng tôi không có nhiều loại xe tăng hạng nặng này”, ông Steffen Hebestreit nói.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết, bà đã thảo luận với phía Ba Lan về vấn đề trên và 2 bên đã cùng làm rõ các quan điểm. Bà Annalena Baerbock lập luận rằng, Đức không thể giao những vũ khí hạng nặng cho Ukraine hay bất kỳ nước nào khác “chỉ bằng một cái nhấn nút hoặc búng tay”.

Nguồn: [Link nguồn]

Điều ít biết về chương trình ”Cho vay - Cho thuê” vũ khí của Mỹ trong Thế chiến II

Ngày 11.3.1941, Franklin D. Roosevelt – vị Tổng thống huyền thoại của nước Mỹ – đã ký phê duyệt “Lend-Lease”, một chương trình nhằm hỗ trợ ngân sách và vũ khí cho các đồng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Reuters, RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN