Ukraine có 'bộ sưu tập pháo' khổng lồ sau khi được phương Tây viện trợ

Với dòng viện trợ vũ khí của phương Tây liên tục chảy vào, quân đội Ukraine có thể sẽ sở hữu một trong những “bộ sưu tập pháo binh” quy mô nhất thế giới.

Với dòng viện trợ vũ khí của phương Tây liên tục chảy vào Ukraine, quân đội nước này có thể sẽ sở hữu một trong những “bộ sưu tập pháo binh” quy mô nhất thế giới, theo trang Business Insider.

Nhiều quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã gửi hoặc cam kết gửi nhiều loại vũ khí khác nhau cho Ukraine, trong đó có lựu pháo tự hành giống xe tăng đặt trên khung xe có bánh xích, pháo có bánh giống ô tô bọc thép cùng các loại pháo kéo bằng xe tải.

Mặc dù mang theo nhiều thách thức về hậu cần và huấn luyện, song dàn hỏa lực đa dạng này cùng với nhiều bệ phóng tên lửa như HIMARS (do Mỹ sản xuất) đã giúp lực lượng Ukraine phản công thành công và đẩy lùi lực lượng Nga.

Pháo M777 155 mm của Thủy quân lục chiến Mỹ tại một căn cứ ở bang California trước khi chuyển giao cho Ukraine hồi tháng 4. Ảnh: US MARINE CORPS

Pháo M777 155 mm của Thủy quân lục chiến Mỹ tại một căn cứ ở bang California trước khi chuyển giao cho Ukraine hồi tháng 4. Ảnh: US MARINE CORPS

Trong bối cảnh Ukraine đang dần cạn đạn dược thời Liên Xô thì các loại pháo phương Tây đang chiếm ưu thế trong kho vũ khí của Ukraine.

Dưới đây là một số lựu pháo mà Ukraine đang sử dụng trong cuộc xung đột với nước Nga láng giềng.

M777

M777 là pháo kéo cỡ nòng 155 mm, được quân đội Mỹ, Úc, Canada, Ấn Độ và Saudi Arabia sử dụng. Mỹ, Úc và Canada đã gửi hơn 170 pháo M777 cùng với đạn dược sang Ukraine.

M777 nặng 5 tấn, được phát triển dựa trên một thiết kế của Anh, có thể bắn đạn thông thường bay xa tới 25 km và bắn đạn có động cơ rocket bay xa 30 km.

Với các loại đạn dẫn đường chính xác như M982 Excalibur, pháo M777 có thể bắn xa tới 40 km. M777 có thể đặt cố định và kéo sang vị trí bắn mới chỉ trong 3 phút. Hãng BAE Systems, đơn vị sản xuất M777, đang xem xét khởi động lại việc sản xuất loại vũ khí này do nhận thấy hiệu quả của pháo trên chiến trường Ukraine.

M198

Được triển khai lần đầu năm 1979, pháo M198 đã bị pháo M777 thay thế trong Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ hồi năm 2005.

M198 là vũ khí hạng nặng hơn - khoảng 8 tấn, gần gấp đôi trọng lượng của M777. Một số báo cáo cho biết M198 có tầm bắn tương tự M777 nếu dùng đạn tiêu chuẩn.

Trong bối cảnh Ukraine đang rất cần pháo để đối phó Nga, Lầu Năm Góc đã đưa các khẩu pháo cũ này ra khỏi kho và cung cấp cho Ukraine.

M119/L119

Là một thiết kế khác của Anh, pháo kéo L119 với cỡ nòng 105 mm đã trở thành M199 trong quân đội Mỹ. Với trọng lượng chỉ khoảng 2 tấn, M119/L119 được thiết kế dành cho không vận và bộ binh hạng nhẹ.

Do trọng lượng nhẹ và cỡ nòng nhỏ, pháo M119/L119 có tầm bắn hạn chế, chưa tới 19 km.

Pháo PzH 2000 của Đức. Ảnh: Wikimedia Commons PzH 2000

Pháo PzH 2000 của Đức. Ảnh: Wikimedia Commons PzH 2000

Đức và Hà Lan đã cung cấp cho Ukraine 10 trong số các khẩu lựu pháo tự hành bọc thép Panzerhaubitze 2000 có cỡ nòng 155 mm do Đức thiết kế. Nặng khoảng 57 tấn, PzH 2000 có thể bắn đạn tiêu chuẩn với tầm bắn khoảng 40 km và cự ly bắn sẽ lên tới 64 km nếu dùng đạn tầm xa đặc biệt.

Caesar

Pháo Caesar của Pháp có cỡ nòng 155 mm, đặt trên xe tải 6 bánh. Caesar nặng khoảng 20 tấn, có thể bắn xa tới 40 km nếu dùng đạn thông thường và tầm bắn lên tới 48 km khi dùng đạn có hỗ trợ của rocket.

Pháp đã cung cấp cho Ukraine 18 khẩu Caesar và có khả năng chuyển thêm 12 khẩu nữa.

Zusana-2

Zusana-2 là pháo tự hành có bánh của Slovakia với cỡ nòng 155 mm. Đức, Đan Mạch và Na Uy đang mua 16 khẩu pháo nặng 32 tấn này để cung cấp cho Ukraine. Pháo Zusana-2 sử dụng đạn tiêu chuẩn của NATO.

Pháo tự hành Zusana-2 của Slovakia. Ảnh: Defense Express RCH-155

Pháo tự hành Zusana-2 của Slovakia. Ảnh: Defense Express RCH-155

Đây là pháo tự hành có bánh cỡ nòng 155 mm của Đức. Pháo RCH-155 nặng 39 tấn, sử dụng khung xe bọc thép chở quân Boxer.

Đức đã cam kết cung cấp 18 khẩu RCH-155 cho Ukraine dù việc sản xuất sẽ mất ít nhất 3 năm.

M109

Có mặt khắp nơi trong quân đội các nước phương Tây từ đầu những năm 1960, M109 là pháo tự hành 155 mm có lớp giáp như xe tăng. M109 nặng 28-35 tấn.

Các mẫu cũ hơn bắn xa khoảng 22,5 km, trong khi mẫu M109A7 Paladins mới hơn bắn xa 30 km nếu dùng đạn có động cơ rocket và bắn xa 40 km nếu dùng đạn dẫn đường Excalibur.

Một số quốc gia như Na Uy, Bỉ và Anh đã gửi hoặc cam kết gửi các mẫu M109 cho Ukraine.

Nguồn: [Link nguồn]

NATO: Sau khi kiểm soát Kherson, Ukraine sẽ đối mặt với ”tháng ngày khó khăn”

Đánh giá tình hình xung đột tại Ukraine, Tổng thư ký NATO cho rằng, Nga vẫn còn nhiều tiềm lực và có thể duy trì quân số đông ở Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TRI TÚC ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN