Ukraine chê cường kích “thần sấm” A-10 mà Mỹ tính cung cấp
Giới chức không quân Mỹ tuần trước nêu danh sách một loạt các máy bay có thể cung cấp cho Ukraine, bao gồm mẫu cường kích từng làm mưa làm gió trên chiến trường, A-10 Warthog.
A-10 là mẫu cường kích từng làm mưa làm gió trên chiến trường.
Trả lời báo Mỹ Military.com ngày 26.7, Yuriy Sak, cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, nói Kiev không cần các cường kích A-10. Theo ông Sak, mẫu chiến đấu cơ mà Ukraine đang cần nhất hiện nay là F-16 Fighting Falcon.
“Cường kích A-10 sẽ không phong tỏa được bầu trời, không ngăn được Nga ném bom và nã tên lửa”, ông Sak nói. “Những chiếc A-10 xuất hiện ở Ukraine sẽ trở thành mục tiêu của hệ thống phòng không và chiến đấu cơ Nga. Chúng tôi không có các vũ khí phù hợp để bảo vệ mẫu máy bay này, cũng như không thể vượt qua được mạng lưới phòng không Nga”.
Tuần trước, Bộ trưởng không quân Mỹ Frank Kendall nói về khả năng Washington sẽ cung cấp cho Ukraine các cường kích A-10 mà Mỹ đang dần loại biên.
“Điều này tùy thuộc vào Ukraine”, ông Kendall nói. “Các hệ thống vũ khí này là một khả năng. Chúng tôi sẽ thảo luận cởi mở với Ukraine về vấn đề này và lắng nghe nguyện vọng của họ”.
A-10 từng là mẫu cường kích làm mưa làm gió trên chiến trường kể từ lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970. Mẫu máy bay tấn công mặt đất này mang theo lượng lớn bom đạn, là nỗi khiếp sợ với xe tăng đối phương, cũng như phần khung thân được bọc giáp dày, bị hư hại nặng vẫn có thể bay về căn cứ.
Cố vấn Sak không phủ nhận sức mạnh của cường kích A-10, nhưng đây không phải là thứ Ukraine đang cần hiện nay.
“A-10 có năng lực tấn công mặt đất rất mạnh mẽ, mạnh hơn nhiều so với những gì chúng tôi đàng có”, ông Sak nói. “Nhưng sử dụng mẫu cường kích này sẽ khiến chúng tôi tiêu tốn nhân lực và tiền bạc, vốn có thể được dùng cho mẫu chiến đấu cơ F-16”.
Theo ông Sak, cường kích A-10 của Mỹ có đặc tính chiến đấu đương mẫu “xe tăng bay” Su-25 mà cả Nga và Ukraine đang có, dù có thể mang theo nhiều vũ khí dẫn đường chính xác.
Nhược điểm của A-10 giống như Su-25, đó là rất dễ bị các hệ thống phòng không bắn rơi khi thực hiện nhiệm vụ ném bom hoặc phóng rocket, ông Sak giải thích.
Odessa – thành phố cảng chiến lược ở miền nam Ukraine – một lần nữa mở thành mục tiêu tấn công của tên lửa Nga.
Nguồn: [Link nguồn]