Ukraine cất kho bom dẫn đường Mỹ sau khi 'quá tam ba bận' bị Nga khắc chế

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Quân đội Ukraine ngưng sử dụng một loại bom dẫn đường mới của Mỹ do bị Nga khắc chế bằng tác chiến điện tử.

Tờ Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Ukraine và phương Tây rằng Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) do hãng Boeing và công ty Saab của Thụy Điển sản xuất đã không hiệu quả và không còn được sử dụng ở chiến trường Ukraine.

GLSDB là bom dẫn đường, có tầm bắn hơn 150 km, nhờ có đôi cánh nhỏ kéo dài từ thân. Năm 2022, các tài liệu quảng bá loại bom này cho hay hệ thống định vị của GLSDB được GPS có khả năng chống nhiễu cao hỗ trợ.

Theo trang Business Insider, Ukraine nhận được loại bom này hồi đầu tháng 2, sau nhiều tháng yêu cầu phương Tây cung cấp đạn tầm xa với hy vọng tấn công các mục tiêu tại những khu vực như bán đảo Crimea.

Quân đội Ukraine đã ngưng sử dụng Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB). Ảnh: SAAB

Quân đội Ukraine đã ngưng sử dụng Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB). Ảnh: SAAB

Hồi tháng 4, theo trang Defense One, ông Bill LaPlante – Giám đốc bộ phận mua sắm quốc phòng của Lầu Năm Góc nói rằng phiên bản phóng từ mặt đất của vũ khí không đối đất đã trở nên dễ tổn thương trước tác chiến điện tử của Nga. Defense One cho rằng có thể quan chức Mỹ đang nhắc tới GLSDB.

“Khi bạn cung cấp thứ gì đó cho những người đang trong cuộc chiến sinh tử mà không hiệu quả, họ sẽ thử nó 3 lần và rồi sẽ ném sang một bên” – ông LaPlante nói.

Vị quan chức Lầu Năm Góc nói thêm Ukraine có vẻ không còn quan tâm tới loại vũ khí này.

Một tháng sau, 3 nguồn tin nắm rõ vấn đề tiết lộ với hãng tin Reuters rằng hệ thống dẫn đường của Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất gặp trở ngại do hệ thống gây nhiễu của Nga, khiến nhiều vụ phóng trượt mục tiêu.

Theo Wall Street Journal, các vũ khí này được dẫn đường bằng GPS, tức là Nga có thể gây nhiễu tín hiệu của chúng từ xa bằng các thiết bị tác chiến điện tử tinh vi. Đây là một trong những loại vũ khí dẫn đường chính xác của Mỹ mà Nga có thể vô hiệu hóa hoặc làm giảm hiệu quả khi sử dụng tác chiến điện tử tại Ukraine.

Các đơn vị tác chiến điện tử của Nga đã làm giảm hiệu quả của tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) và Đạn tấn công trực diện phối hợp (JDAM) phóng từ trên không.

Hồi tháng 5, Business Insider cho hay Mỹ đang nghiên cứu cách giải quyết vấn đề này nếu một cuộc chiến tranh nổ ra với một cường quốc quân sự.

Nga được cho đã có thể thích nghi nhanh chóng để đối phó mối đe dọa từ các vũ khí hiện đại do Mỹ cung cấp.

Tại Ukraine, đạn pháo kiểu cũ - không dễ bị tác chiến điện tử tấn công - đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tiêu hao trên tiền tuyến.

Các đồng minh phương Tây của Ukraine đang gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ đạn pháo cho Ukraine, trong khi Nga tăng mạnh sản xuất đạn pháo.

Sau khi Nga gặt hái được thành tựu vào đầu năm nay khi viện trợ quân sự của Mỹ dành cho Ukraine bị trì hoãn tại quốc hội, việc nối lại dòng viện trợ mới đây đã giúp Ukraine làm chậm bước tiến này, và cuộc xung đột lần nữa rơi vào bế tắc.

Nguồn: [Link nguồn]

Máy bay và xuồng không người lái của Cơ quan An ninh Ukraine đã tấn công căn cứ của lực lượng bảo vệ bờ biển Nga trên hồ Donuzlav ở Crimea.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TRI TÚC ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN