Ukraine cần những loại khí tài nào để đối phó Nga?
Chuyên gia cho rằng tuy Mỹ và phương Tây đã cung cấp cho Ukraine rất nhiều áo giáp, vũ khí và đạn dược, nhưng Kiev sẽ cần còn nhiều hơn nữa mới có thể thay đổi cục diện chiến trường hiện nay.
Trong bài viết trên tờ 19fortyfive, ông Steve Balestrieri - cựu sĩ quan lực lượng đặc nhiệm Mỹ - nhận định rằng sau nhiều tháng giao tranh khốc liệt ở Donbass (miền đông Ukraine), Nga đã đạt được một số chiến thắng ban đầu nhờ có sức mạnh pháo binh vượt trội. Từ việc này, ngày càng nhiều người cho rằng Kiev khó giành ưu thế trước lực lượng Moscow mạnh mẽ cả về nhân lực lẫn khí tài.
Hơn nữa, có vẻ như tình trạng giá lương thực và khí đốt tăng phi mã đã khiến phương Tây dần nản chí đối với việc hậu thuẫn Ukraine. Chứng minh cho lập luận này, ông Balestrieri viện dẫn việc nhiều người ở phương Tây bắt đầu nói rằng Kiev nên chịu thiệt và giải hòa với Moscow, nhượng lại Donbass và một phần lãnh thổ ở viển Đen nối Ukraine với bán đảo Crimea nay đã thuộc Nga.
Tuy nhiên, Ukraine không hề dao động. Họ tin chiến lược của họ đang phát huy hiệu quả và với đủ vũ khí của phương Tây, họ có thể đẩy lùi được quân Nga. Lãnh đạo Cơ quan Tình báo Anh (SIS, còn gọi là MI6) cũng cho rằng Nga sắp cạn kiệt nguồn lực, và đang gặp khó khăn trong việc bổ sung quân số và khí tài.
Pháo binh Nga khai hỏa. Ảnh: CREATIVE COMMONS
Theo ông Balestrieri, Ukraine đã gây thiệt hại nặng nề cho quân đội Nga trong cuộc chiến. Tuy vậy, với số lượng nhỏ giọt pháo hạng nặng và bệ phóng tên lửa, Ukraine khó có thể thuyết phục phương Tây rằng họ có đủ sức đẩy lùi Nga. Số vũ khí phương Tây viện trợ cho Kiev hiện cũng chỉ đủ để cầm chân Moscow, tạo thế bế tắc trên chiến trường.
Tuy Mỹ và phương Tây đã cung cấp cho Ukraine rất nhiều áo giáp, vũ khí và đạn dược, nhưng theo ông Balestrieri, Kiev sẽ cần còn nhiều hơn nữa mới có thể thay đổi cục diện chiến trường hiện nay.
Hệ thống nhìn đêm
Một trong những điểm đáng chú ý là gần như trong 5 tháng giao tranh, quân Nga gần như không sử dụng các thiết bị nhìn đêm. Moscow không trang bị thiết bị nhìn đêm cho quân đội để nhắm mục tiêu các lực lượng sử dụng vũ khí thông thường. Chỉ các lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz (bộ phận đặc nhiệm của cơ quan tình báo quân đội Nga) mới được cấp hệ thống nhìn đêm, song giờ cũng hiếm gặp.
Ông Balestrieri cho rằng đây là một trong những lĩnh vực mà Ukraine có lợi thế. Quân đội Ukraine đã kêu gọi trang bị nhiều thiết bị nhìn đêm hơn trong cuộc giao tranh năm 2014 với quân ly khai ở miền đông đất nước. Họ hiện cũng đang tăng dần số thiết bị này cho binh sĩ.
“Đây là yếu tố có thể thay đổi cuộc chơi cho Ukraine” - ông nói.
Theo ông, “thống trị màn đêm”, theo như cách mà Mỹ đã làm trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, sẽ mang lại lợi thế to lớn trước đối thủ có hỏa lực mạnh mẽ.
Chương trình Lend-Lease
Theo hãng tin Reuters, ngày 9-5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thông qua “Đạo luật Cho vay - Cho thuê Phòng vệ Dân chủ Ukraine 2022” (chương trình Lend-Lease cho Ukraine), nhằm đẩy nhanh viện trợ quân sự cho Kiev trong cuộc xung đột với Moscow.
Chương trình này từng được Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt ký ngày 11-3-1941, đánh dấu thời điểm Mỹ tham gia Thế chiến thứ 2, và kết thúc vào ngày 29-9-1945. Đây là chương trình viện trợ của Mỹ dành cho đồng minh trong Thế chiến thứ 2 nhằm chống lại phe phát xít.
Mỹ hiện có rất nhiều xe tăng M1 Abrams và hệ thống pháo tự hành M109 hiện không hoạt động do đã có các khí tài hiện đại hơn thay thế. Theo ông Balestrieri, dù không còn là những hệ thống hàng đầu nhưng chúng vẫn tốt hơn bất cứ loại vũ khí nào mà Ukraine hoặc Nga đang sử dụng trên chiến trường.
Đề cập một số loại vũ khí mà Ukraine sử dụng để chiến đấu với Nga, chẳng hạn như siêu pháo M777, ông Balestrieri cho biết dù chúng hiệu quả không thấp, song lại rất kém cơ động và dễ bị nhắm mục tiêu. Về hệ thống tên lửa bắn loạt cơ động cao HIMARS, ông nói rằng chúng hiệu quả rất cao nhưng hiện chỉ có 12 hệ thống ở Ukraine, số lượng này không đủ để Ukraine phản công diện rộng.
Nga cần một đợt đại tu thiết bị quân sự
Nga có khoảng 110 tiểu đoàn chiến thuật ở Ukraine, mỗi tiểu đoàn có ba khẩu đội pháo binh, mỗi khẩu đội có sáu khẩu pháo. Tính ra lính Ukraine có 1.980 khẩu pháo triển khai ở Ukraine. Bên cạnh đó, ước tính mỗi ngày Nga nã khoảng 60.000 viên đạn vào Ukraine, tương đương mỗi nòng pháo bắn khoảng 30 viên.
Theo ông Balestrieri, mỗi khẩu pháo Nga có thể bắn được khoảng 2.000-2.500 đạn pháo, nghĩa là Moscow cần phải bảo dưỡng hoặc thay thế các khẩu pháo này trong vòng chưa đầy 100 ngày. Vì vậy, pháo binh Nga có thể sẽ cần một đợt đại tu lớn trong vài tuần tới đây. Ông Balestrieri cho rằng Ukraine cần phải theo dõi sát sao vấn đề này trong thời gian tới.
Nguồn: [Link nguồn]
Đã 5 tháng trôi qua kể từ khi Nga tấn công Ukraine nhưng đến nay không bên nào đạt được ưu thế trên không hoàn toàn. Điều này gây ngạc nhiên cho giới phân tích vốn tin rằng...