Úc: Phát hiện chấn động từ cơ thể sinh vật 1,75 tỉ tuổi

Bị nhốt trong những khối đá cổ ở sa mạc phía Bắc nước Úc, cơ thể các sinh vật nhỏ bé còn nguyên bằng chứng về một bước đột phá tiến hóa.

Theo Science Alert, các cấu trúc gọi là thylakoid đã được phát hiện trong cơ thể thứ được cho là vi khuẩn lam hóa thạch, một trong những dạng sinh vật sơ khai nhất của hành tinh.

Hóa thạch vi khuẩn lam 1,75 tỉ năm tuổi - Ảnh: LIÈGE UNIVERSITY

Hóa thạch vi khuẩn lam 1,75 tỉ năm tuổi - Ảnh: LIÈGE UNIVERSITY

Thylakoid vẫn tồn tại cho đến ngày nay trong tế bào của các sinh vật quang hợp có chứa sắc tố diệp lục. Đó là loại cấu trúc có tác dụng hấp thu ánh sáng cho quá trình quang hợp.

Các hóa thạch có niên đại 1,75 tỉ năm đã được tìm thấy từ hệ tầng McDermott ở sa mạc phía Bắc nước Úc đã trở thành bằng chứng lâu đời nhất về quá trình quang hợp xảy ra trên địa cầu. Đó là một bước nhảy vọt tiến hóa quan trọng góp phần kiến thiết nên hệ sinh vật phong phú và lan rộng khắp thế giới.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Catherine Demoulin từ Đại học Liège (Bỉ) cho biết các hóa thạch sinh vật cổ đại này còn là một công cụ mới để con người tìm hiểu về các hệ sinh thái sơ khai, cũng như cách sự sống xuất hiện trên hành tinh.

Bởi lẽ, các phát hiện này gợi ý rằng việc phân tích các hóa thạch cổ xưa, tương đồng sẽ giúp xác định chính xác thời điểm đầu tiên các cấu trúc phụ trách nhiệm vụ quang hợp xuất hiện trong cơ thể các sinh vật sơ khai.

Quá trình quang hợp - khai thác ánh sáng Mặt Trời để chuyển đổi nước và carbon dioxide thành glucose và oxy - góp phần làm giàu thêm thành phần hóa học của địa cầu sơ khai.

Với ý nghĩa đó, các sinh vật quang hợp không chỉ tạo thành nền tảng của hầu hết các lưới thức ăn, mà quá trình trao đổi chất của chúng còn cung cấp cho chúng ta cũng như đa số sinh vật khác dưỡng khí để tồn tại.

Vì vậy, có thể nói, các sinh vật 1,75 tỉ tuổi được khai quật ở nước Úc đại diện cho một bước ngoặt quan trọng của hành tinh trên chặng đường trở thành một thế giới tràn ngập sự sống.

Các phát hiện vừa được công bố trong bài báo khoa học đăng tải trên tạp chí Nature.

Loài sinh vật nuôi làm cảnh, thả vào tự nhiên phát triển “khổng lồ“ gây lo ngại ở Canada

Khi được thả vào tự nhiên, loài cá vàng nuôi làm cảnh có thể phát triển đến kích thước khổng lồ và tàn phá môi trường sống của các loài sinh vật bản địa. Các nhà nghiên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN