Úc: Bí ẩn tiến sĩ ghép tinh hoàn, buồng trứng khỉ cho người để ai cũng được trường thọ

Gần 100 năm trước, vị tiến sĩ, bác sĩ người Úc đã thực hiện hàng loạt những cuộc phẫu thuật được cho là “dị thường” khi ông cấy ghép tinh hoàn, buồng trứng của khỉ vào cơ thể hàng chục bệnh nhân.

Bác sĩ Leighton Jones được cho là đi trước nhân loại hàng chục năm về kỹ thuật cấy ghép nội tạng (ảnh: Daily Mail)

Bác sĩ Leighton Jones được cho là đi trước nhân loại hàng chục năm về kỹ thuật cấy ghép nội tạng (ảnh: Daily Mail)

Vào những năm 1930, Henry Leighton Jones – tiến sĩ, bác sĩ ở bang New South Wales (Úc) – cho rằng, cấy ghép nội tạng của khỉ là “chìa khóa” giúp con người sống lâu hơn, ít nhất là tới 100 tuổi.

Câu chuyện về những cuộc phẫu thuật, thí nghiệm của bác sĩ Leighton Jones đến nay vẫn được lưu truyền ở New South Wales như một huyền thoại sống. Nhiều người gọi Leighton Jones là nhà tiên phong trong y học, một số khác gọi ông là “tiến sĩ điên” cùng biệt danh “Jones khỉ”.

Tuy nhiên, Leighton Jones xứng đáng được vinh danh bởi những nghiên cứu thực sự dựa trên cơ sở khoa học của mình, Daily Mail nhận xét.

Sinh ra tại thị trấn Cardiff, bang New South Wales năm 1868, Leighton Jones phải bỏ học năm 14 tuổi vì gia cảnh nghèo khó. May mắn đến khi một mỏ than lớn được phát hiện ngay dưới trang trại gia đình, Leighton Jones nhờ vậy có tiền sang Mỹ theo học chuyên ngành y ở bang Kentucky.

Năm 1916, khi trở lại New South Wales, Leighton Jones đã là một bác sĩ tài năng. Ông được mời đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong hội đồng y tế bang New South Wales. Trong Thế chiến I, Leighton Jones phục vụ trong lực lượng quân y Úc với quân hàm đại úy.

Năm 1928, Leighton Jones rút khỏi mọi hoạt động của chính quyền và về sống tại nhà riêng ở New South Wales. Thời gian này, ông tập trung theo đuổi tham vọng giúp con người có được cuộc sống bất tử bằng can thiệp y tế. Tuy nhiên, ý tưởng của Leighton Jones bị nhiều đồng nghiệp chế giễu và ông ngày càng bị xa lánh.

“Jones là một nhà khoa học nghiêm túc. Ông ấy cho rằng công trình của mình có thể giúp con người sống ít nhất đến 100 tuổi”, tiến sĩ Herbert Copeman – một trong số những người bạn ít ỏi của bác sĩ Leighton Jones – nhận xét.

Leighton Jones cho rằng, các bệnh nhân của ông có thể kéo dài tuổi thọ bằng cách sử dụng nội tạng của khỉ - loài động vật được xem là có họ hàng gần gũi nhất với con người. Leighton Jones gửi gắm hy vọng vào loài khỉ Rhesus, có nguồn gốc từ Malaysia.

Bác sĩ Leighton Jones cho rằng được cấy ghép nội tạng của khỉ sẽ giúp con người sống lâu, khỏe mạnh hơn (ảnh: Daily Mail)

Bác sĩ Leighton Jones cho rằng được cấy ghép nội tạng của khỉ sẽ giúp con người sống lâu, khỏe mạnh hơn (ảnh: Daily Mail)

“Leighton Jones nuôi nhiều khỉ trong chuồng. Đôi khi tôi bắt gặp ông ấy trò chuyện với lũ khỉ khi sửa sang chuồng trại cho chúng”, Jackie Parker – người khi còn nhỏ từng bán bánh mỳ gần nhà bác sĩ Leighton Jones – kể lại.

“Jones đã thực hiện khoảng 6 ca ghép buồng trứng và 30 ca ghép tinh hoàn của khỉ cho người. Bệnh nhân được ông ấy cấy ghép có độ tuổi từ 24 – 72”, Copeman viết trên Tạp chí Y khoa Úc năm 1970.

Theo tiến sĩ Copeman, Leighton Jones giữ liên lạc với các bệnh nhân được ông làm phẫu thuật và biết họ “đạt được sự cải thiện đáng kể về thể chất”. Một số người còn quay lại để làm phẫu thuật lần thứ 2.

Là một nhà khoa học thầm lặng, Leighton Jones không muốn công bố về các cuộc phẫu thuật của mình nhưng cuối cùng vẫn bị vợ thuyết phục. Năm 1943, Leighton Jones tổng hợp lại những nghiên cứu của mình thành hồ sơ và dự định mở một cuộc hội thảo tại Bệnh viện Newcastle (Úc). Tuy nhiên, ngay trước thềm diễn ra hội thảo, ông bất ngờ đột tử.

Trong cơn đau buồn, Nora – vợ tiến sĩ Leighton Jones – đã đốt toàn bộ tài liệu liên quan đến những cuộc phẫu thuật và nghiên cứu cấy ghép của ông.

Leigh Delbridge – bác sĩ phẫu thuật nội tiết hàng đầu ở Úc – nói với Daily Mail rằng, mặc dù Leighton Jones đã đi trước nhân loại hàng chục năm về kỹ thuật cấy ghép nội tạng, nhưng khả năng thành công của việc ghép tinh hoàn, buồng trứng của khỉ cho người vẫn là đáng nghi ngờ.

“Mô tinh hoàn và buồng trứng của khỉ nếu được cấy ghép vào người chỉ có thể tồn tại trong thời gian rất ngắn do phản ứng bài trừ. Vào thời điểm Leighton Jones sống, thuốc ức chế phản ứng miễn dịch còn chưa ra đời. Tôi thực sự tò mò muốn biết Leighton Jones sẽ công bố điều gì ở Bệnh viện Newcastle”, bác sĩ Leigh Delbridge nói.

TQ: Mê đào tiền ảo, quan tham ”ngã ngựa”

Quan chức cấp cao tỉnh Quảng Tây bị cách chức và khai trừ khỏi đảng vì đứng sau “bảo kê” hoạt động đào tiền ảo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Daily Mail ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN