U23 VN-HQ: Nguồn gốc quy định khiến Son Heung-min đi lính nếu thua VN
Không phải tự nhiên mà Hàn Quốc áp dụng quy định nghĩa vụ quân sự khắt khe bậc nhất thế giới.
Ngôi sao bóng đá Hàn Quốc Son Heung-min đang trở thành tâm điểm của truyền thông vì khả năng phải đi lính.
Sự xuất hiện của ngôi sao bóng đá Hàn Quốc Son Heung-min trong hàng ngũ đội tuyển tham dự ASIAD 2018 được truyền thông quốc tế chú ý. Son hiện đang thi đấu cho CLB Tottenham ở Anh, được nhiều fan ví là "Ronaldo Hàn Quốc".
Càng đáng nói hơn khi đối thủ của Hàn Quốc trong trận bán kết là U23 Việt Nam. Son Heung-min và các đồng đội phải vượt qua Việt Nam mới có hi vọng giành huy chương vàng, qua đó được miễn nghĩa vụ quân sự.
Quy định thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với nam giới từ 18-35 tuổi được Hàn Quốc áp dụng vào năm 1957 và chưa từng thay đổi cho đến nay.
Những năm gần đây, Hàn Quốc còn siết chặt quy định, bắt buộc nam giới trong trình trạng khỏe mạnh phải nhập ngũ trước 28 tuổi. Ngôi sao bóng đá Son Heung-min của Hàn Quốc sinh năm 1992, năm nay đã 26 tuổi và chỉ còn chưa đầy 2 năm đến hạn chót phải về nước nhập ngũ, nếu không giành được huy chương vàng ở ASIAD lần này.
Vụ đắm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc và trận pháo kích của Triều Tiên trên đảo Yeonpyeong vào năm 2010 khiến chính phủ Hàn Quốc kiên quyết không giảm thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự hay cho phép tham gia theo hình thức tự nguyện.
Nguyên nhân sâu xa được cho là bởi Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh với nước láng giềng Triều Tiên. Quan hệ hai nước gần đây được cải thiện nhưng hai bên vẫn chưa ký hiệp ước hòa bình.
Mọi nam giới Hàn Quốc đều phải đi lính để trở thành lực lượng dự bị.
Hàn Quốc về cơ bản luôn đề phòng khả năng Triều Tiên tấn công bất ngờ từ biên giới, như những gì từng xảy ra trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Nam giới Hàn Quốc nhập ngũ sẽ phải trải qua 21 tháng phục vụ trong quân đội hoặc thủy quân lục chiến, 23 tháng trong hải quân và 24 tháng trong không quân.
Họ trở thành lực lượng dự bị ngay khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự và sẵn sàng ra trận bất cứ khi nào quân đội có lệnh. Bằng cách này, Hàn Quốc có một lực lượng quân dự bị khổng lồ, luôn được thay mới khi có người vượt quá tuổi nhập ngũ.
Những người trốn nghĩa vụ quân sự không chỉ bị phạt tù mà còn phải đối mặt với sự kỳ thị của công chúng và sự nghiệp lụn bại. Ngoại lệ chỉ dành cho các vận động viên Hàn Quốc, những người tham gia tranh tài ở các kỳ ASIAD hay Olympic.
Một nam thanh niên Hàn Quốc tên Gene Kim từng phục vụ trong quân đội giai đoạn 2009-2011 từng kể lại trên truyền hình về trải nghiệm của mình trong quân ngũ
Triều Tiên và Hàn Quốc trên thực tế chưa ký hiệp ước hòa bình.
“Trước khi nhập ngũ, tôi sống ở New York, Mỹ và nghĩ rằng đằng nào cũng phải làm điều đó, không thể tránh được. Vậy nên tôi về Hàn Quốc”, Gene Kim nói.
Nhập ngũ đồng nghĩa với việc phải sống tách biệt với thế giới bên ngoài, sống trong môi trường mà chỉ được làm những điều mà sỹ quan quân đội yêu cầu phải làm, không được phép thắc mắc, Gene Kim nói thêm.
Trải nghiệm kinh hoàng nhất của Gene Kim là việc bước vào phòng chứa đầy khí gas. Cả nhóm tân binh được đeo mặt nạ nhưng sau đó phải cởi ra để trải qua cảm giác bị ngộ độc. “Hít phải khí gas, bạn cảm giác như ngạt thở, không thể đứng vững”.
“Nhiều người trong số chúng tôi tìm cách chạy ra ngoài nhưng bị ngăn lại. Khung cảnh khi đó thật hỗn loạn”, Gene Kim nói.
Trong môi trường quân đội, các tân binh thường xuyên được nghe kể về “kẻ thù” đến từ Triều Tiên, về cuộc chiến tranh năm 1950-1953.
“Các chỉ huy còn sốt sắng đến mức cứ như Triều Tiên vẫn đang đem quân tấn công Hàn Quốc”, Gene Kim chia sẻ.
Cuối cùng, Gene Kim nói mình đã học được nhiều điều ở quân ngũ. Đó là việc nếu có ý chí về một điều gì đó thì sẽ làm điều đó đến cùng… “Tôi cảm thấy như mình có thể đạt được mọi thứ khi ở quân ngũ”.
Ngôi sao bóng đá Hàn Quốc Son Heung-min có thể sớm phải từ giã sự nghiệp đỉnh cao, nếu không đánh bại U23 Việt Nam trong...