Tỷ phú Mỹ nói chính phủ có 48 giờ can thiệp vụ ngân hàng sở hữu 209 tỷ USD phá sản
Tỷ phú đầu tư Bill Ackman, người sở hữu khối tài sản khoảng 3,4 tỷ USD, ngày 11/3 đã lên tiếng kêu gọi chính phủ can thiệp vụ ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) phá sản.
Tỷ phú Bill Ackman cho rằng, chính phủ Mỹ cần can thiệp ngăn SVB sụp đổ.
Tỷ phú Ackman kêu gọi chính phủ can thiệp trong vụ ngân hàng SVB phá sản, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, cảnh báo việc chính phủ không hành động có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền, khiến các ngân hàng quy mô nhỏ ở Mỹ gặp rủi ro, theo Daily Mail.
Tỷ phú Ackman đề cập đến nguy cơ người dân Mỹ ồ ạt rút tiền khỏi các ngân hàng quy mô nhỏ do lo ngại về sự mất ổn định trong hệ thống ngân hàng.
Tỷ phú Mỹ cảnh báo các thiệt hại là “không thể đảo ngược” một khi các ngân hàng mở cửa trở lại vào sáng thứ Hai ngày 13/3.
Đối với các ngân hàng được FDIC bảo hiểm, chỉ có tối đa 250.000 USD tiền gửi được đảm bảo. Theo báo cáo thường niên của SVB, 96% trong số 173 tỷ USD tiền gửi của khách hàng thuộc danh mục không được bảo hiểm.
FDIC ngày 10/3 nói toàn bộ tài khoản của ngân hàng SVB sẽ nhận 250.000 USD tiền bảo hiểm, số còn lại phụ thuộc vào việc thu hồi tài sản của ngân hàng, nhưng đó sẽ là quy trình kéo dài.
Tỷ phú Ackman cảnh báo về nguy cơ người Mỹ rút tiền ồ ạt khỏi các ngân hàng có quy mô nhỏ.
Tỷ phú Ackman nói ngân hàng SVB sụp đổ có thể “hủy hoại động lực về lâu dài đối với nền kinh tế Mỹ”. Người gửi tiền ở Mỹ sẽ thận trọng hơn với các khoản tiền gửi vượt mức được bảo hiểm, có thể dẫn tới rút tiền ồ ạt ở các ngân hàng có quy mô nhỏ.
Tỷ phú Ackman cho rằng, chính phủ Mỹ cần bảo đảm các khoản tiền gửi ở SVB để tránh ngân hàng sụp đổ. Ackman không phải là người duy nhất có quan điểm như vậy.
"Hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ đang trên bờ vực về một sự sụp đổ lớn hơn nhiều so với năm 2008”, nhà kinh tế học Peter Schiff ngày 10/3 cho biết.
Ngân hàng SVB đối mặt với tình cảnh “cực kỳ khó khăn” từ ngày 8/3 và đến ngày 10/3 tuyên bố phá sản. Khách hàng đã cố gắng rút 42 tỉ USD, khoảng 1/4 tổng lượng tiền gửi tại ngân hàng này trong ngày 9/3. Đến cuối phiên giao dịch hôm thứ Năm, SVB có số dư tiền mặt âm gần 1 tỉ USD, không thể xử lý các khoản thanh toán.
SVB là ngân hàng lớn thứ 16 ở Mỹ, sở hữu 209 tỉ USD tính đến cuối năm 2022. SVB là ngân hàng lớn nhất ở Mỹ phá sản kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008.Theo thông báo từ Nhà Trắng ngày 11/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thảo luận với thống đốc bang California, Gavin Newsom về vấn đề ngân hàng SVB phá sản và đề cập phương án giải quyết.
Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Mỹ Cecilia Rouse ngày 10/3 cho biết, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đang theo dõi chặt chẽ vụ phá sản của SVB. Bà Yellen đã triệu tập cuộc họp với sự tham gia của các lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang, Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang và Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ. Bà Yeleen tin rằng cơ quan quản lý ngân hàng sẽ có hành động thích hợp để đối phó với tình hình, Bộ Tài chính Mỹ cho biết.
Ngày 17/2, giá cổ phiếu của China Renaissance tụt 50%, sau khi ngân hàng đầu tư này không thể liên lạc với Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Bao Phàm (Bao Fan).
Nguồn: [Link nguồn]