Tuyến đường sắt bao quanh sa mạc đầu tiên trên thế giới dài 2.712km ở TQ
Trung Quốc đã hoàn thành tuyến vành đai đường sắt bao quanh sa mạc Taklamakan với tổng chiều dài 2.712km, trong đó đoạn cuối cùng dài 825km đã chính thức đi vào hoạt động hôm 16.6.
Đoạn đường sắt Hotan-Rouqiang đã chính thức đi vào khai thác ở Trung Quốc từ ngày 16.6.
Ngày 16.6, những hành khách đầu tiên đã lên tuyến đường sắt Hotan-Rouqiang dài 825km ở Tân Cương. Đây là tuyến đường kết nối thành phố Hotan ở phía tây với huyện Rouqiang thuộc phía đông nam khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.
Theo Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Trung Quốc, đoạn đường sắt Hotan-Rouqiang được thiết kế với tốc độ 120km/h, đi qua 22 nhà ga với tổng hành trình 11,5 tiếng. Dự án trải dài 825km trong đó có 524km chạy qua các vùng cát, chiếm 65% tổng chiều dài.
Tuyến đường sắt mới cho phép các chuyến tàu đi qua 5 khu vực cấp tỉnh và 5 huyện ở miền nam Tân Cương. Người dân ở các địa phương này lần đầu tiên có thể sử dụng dịch vụ xe lửa.
Tuyến đường sắt trên đánh dấu việc Trung Quốc hoàn thành tuyến vành đai đường sắt bao quanh sa mạc Taklamakan với tổng chiều dài 2.712km.
Một doạn đường sắt Trung Quốc đi qua sa mạc Taklamakan.
Đây là tuyến đường sắt bao quanh sa mạc đầu tiên trên thế giới hiện nay, đòi hỏi kỹ thuật xây dựng đặc biệt.
Việc hoàn thành và khai trương tuyến vành đai đường sắt dài 2.712km giúp hỗ trợ vận chuyển các đặc sản địa phương, bao gồm bông, quả óc chó, chà là đỏ và khoáng sản từ Tân Cương đến đến các khu vực khác của Trung Quốc, theo Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Trung Quốc.
Tuyến vành đai đường sắt ở phía tây Trung Quốc được kì vọng thúc đẩy sự phát triển của các khu vực dọc tuyến, đóng vai trò thúc đẩy đoàn kết dân tộc, củng cố quốc phòng.
Tuyến đường sắt Hotan-Rouqiang bắt đầu được xây dựng vào tháng 12.2018. Các kỹ sư đường sắt Trung Quốc đối mặt nhiều thách thức trong quá trình xây dựng vì đây là khu vực có khí hậu khắc nghiệt, bao gồm hiện tượng cát chảy và gió mạnh.
Sơ đồ tuyến vành đai đường sắt bao quanh sa mạc Taklamakan của Trung Quốc.
Để xây dựng đoạn đường sắt đi qua khu vực cát chảy, các kỹ sư phải xây dựng 5 cây cầu với tổng chiều dài 49,7km để tàu hỏa chạy phía trên, tách biệt với địa hình cát chảy phía dưới. Ngoài ra, các kỹ sư thiết kế 50 triệu m2 lưới trồng cỏ, trồng 13 triệu cây xanh chịu cát để bảo vệ tuyến đường.
"Những cây cao được trồng dọc theo khu vực bên ngoài để giảm tốc độ gió. Trong khi cây bụi trồng theo khu vực bên trong của đường sắt để khắc phục vấn đề cát. Chúng tôi còn sử dụng hệ thống tưới tiêu tự động kết nối với điện thoại thông minh", kỹ sư đường sắt Wang Jinzhong nói.
Nguồn: [Link nguồn]
Được thiết kế để chạy với vận tốc tối đa 350km/giờ, chỉ sau hơn 6 năm hoạt động, tàu vận hành trên tuyến đường sắt này phải chạy với tốc độ 200km/giờ, thậm chí...