Tuyên bố xây dựng "xã hội khá giả toàn diện", TQ liệu đã đủ giàu?

Một cựu quan chức cấp cao của Trung Quốc cho rằng, nước này đã quá nóng vội khi tuyên bố sẽ hoàn thành mục tiêu xây dựng “xã hội khá giả toàn diện” trong năm nay.

Hoàn thành “xã hội khá giả toàn diện” là một trong những mục tiêu quan trọng của Trung Quốc trong năm nay  (ảnh: SCMP)

Hoàn thành “xã hội khá giả toàn diện” là một trong những mục tiêu quan trọng của Trung Quốc trong năm nay  (ảnh: SCMP)

Trong khi Bắc Kinh cam kết hoàn thành mục tiêu “xã hội khá giả toàn diện” trong năm nay, He Keng – cựu phó Giám đốc Ủy ban các vấn đề tài chính và kinh tế Trung Quốc – cho rằng, nước này thực tế chưa đủ giàu.

Phát biểu tại một diễn đàn kinh tế lớn ở Bắc Kinh, ông He nhận xét, việc tuyên bố Trung Quốc hoàn thành “xã hội khá giả toàn diện” trong năm nay là không thuyết phục. Bởi lẽ, đa số người dân Trung Quốc hiện nay không cảm thấy có bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào về chất lượng cuộc sống và thu nhập.

“Một xã hội khá giả toàn diện thì không thể có nhiều người dân có mức thu nhập trung bình như vậy. Làm sao chúng ta có thể tuyên bố Trung Quốc là khá giả, khi có tới hơn 600 triệu người – một nửa dân số – chỉ kiếm được 1.000 nhân dân tệ (143 USD)/tháng?”, ông He đặt vấn đề.

Những phát biểu của ông He được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc và gây nhiều tranh cãi.

Xây dựng “xã hội khá giả toàn diện” là một trong những mục tiêu quan trọng được ông Tập Cận Bình rất chú ý trong năm nay, theo SCMP.

“Thế vận hội Olympic ở Tokyo đã bị hoãn lại một năm. Vậy tại sao chúng ta không hoãn mục tiêu đó thêm từ 1 – 2 năm. Tuyên bố hoàn thành xã hội khá giả toàn diện lúc đó không phải sẽ thuyết phục hơn sao?”, ông He nhận xét.

Chênh lệnh giàu nghèo ở Trung Quốc là rất lớn (ảnh: SCMP)

Chênh lệnh giàu nghèo ở Trung Quốc là rất lớn (ảnh: SCMP)

Những phát biểu của ông He Keng dường như là một lời thách thức khả năng hoàn thành mục tiêu to lớn về kinh tế xã hội của Bắc Kinh. Ông He hiện đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hiệp hội phát triển kinh tế tư nhân Bắc Kinh.

Trước đó, trong một bài viết trên tờ Nhân dân Nhật báo, Cục trưởng Cục Thống kê Trung Quốc – ông Ninh Cát Triết – cho rằng, nước này đã cơ bản hoàn thành “xã hội khá giả toàn diện”.

Nhiều người dân ở Trung Quốc đang đặt câu hỏi rằng liệu quốc gia này có thực sự giàu? Liệu hiện tại có phải thời điểm thích hợp để đất nước tỷ nhân tự nhận mình là “khá giả” hay không khi khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc là cao nhất thế giới, theo SCMP.

Hàng trăm triệu lao động ở Trung Quốc đang “oằn mình” vì gánh nặng cơm áo gạo tiền khi dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến kinh tế, thêm vào đó là lũ lụt lịch sử.

Theo ông He, tỷ lệ người giàu ở Trung Quốc đang suy giảm do sự phân phối của cải quốc gia chủ yếu nghiêng về phía nhà nước. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực tiêu dùng.

Ông He cho rằng, chỉ có khoảng 300 triệu người ở Trung Quốc có thể được xếp vào nhóm có thu nhập trung bình khá, đại đa số người dân nước này vẫn ở nhóm thu nhập thấp.

Nguồn: [Link nguồn]

TQ: 5 người chết khi nước lũ tràn về ở Hồ Bắc, điều tồi tệ nhất có thể còn chưa tới

Đợt lũ thứ 3 năm nay trên sông Dương Tử tràn về đã khiến 5 người chết và 1 người mất tích ở tỉnh Hồ Bắc – nơi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN