Tuyên bố của Ngoại trưởng Ukraine "chọc giận" Ba Lan

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Thủ tướng Ba Lan đã chỉ trích phát biểu của Ngoại trưởng Ukraine đồng thời đưa ra cảnh báo rắn với Kiev.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk. Ảnh: Bloomberg

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk. Ảnh: Bloomberg

Theo RBC Ukraine, trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski ngày 28/8, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba được hỏi về các vấn đề lịch sử "chia rẽ 2 nước".

Trả lời câu hỏi trên, ông Kuleba tuyên bố: "Nếu chúng ta tiếp tục đào sâu lịch sử, người Ba Lan và người Ukraine có thể đổ lỗi cho nhau vì nhiều sự kiện tiêu cực. Vì vậy, hướng đến tương lai là điều tốt hơn cho cả 2 nước và hãy để lịch sử lại cho các nhà sử học.

Câu trả lời của Ngoại trưởng Ukraine khiến giới chức Ba Lan tức giận. 

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ngày 31/8 chỉ trích tuyên bố của ông Kuleba, nói rằng Ukraine phải đáp ứng các kỳ vọng của Ba Lan bằng cách thiết lập quan hệ dựa trên lịch sử, thay vì chôn vùi lịch sử.

Ông Tusk cũng cảnh báo rắn: "Nếu không có sự đồng thuận từ phía Ba Lan, Ukraine sẽ không thể gia nhập EU. Kiev phải đáp ứng các tiêu chuẩn mới có thể gia nhập khối. Các tiêu chuẩn này rất đa dạng, không chỉ là về biên giới, thương mại, pháp lý hay kinh tế mà còn các tiêu chuẩn về văn hóa - chính trị".

Theo Thủ tướng Ba Lan, trong quá trình còn ở vị trí chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu, Ba Lan sẽ nói rõ với Ukraine rằng việc giải quyết các mối quan hệ giữa 2 nước là vì lợi ích tốt nhất cho Kiev.

Thủ tướng Ba Lan lưu ý, ông không muốn các vấn đề gây tranh cãi trong quan hệ Ba Lan - Ukraine trở thành cái cớ cho "những người có khuynh hướng thân Nga" vin vào để gây chia rẽ.

Theo đài RT, ít nhất 60.000 người Ba Lan đã bị sát hại từ năm 1943 đến 1944 tại các vùng Volhynia và Đông Galicia (nay thuộc lãnh thổ Ukraine). Những người Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ủng hộ Đức Quốc xã thuộc nhóm UPA và OUN là thủ phạm. Một số nhà sử học ước tính rằng số người thiệt mạng còn cao hơn.

Trong khi Warsaw đã công nhận cuộc thảm sát này là một hành động diệt chủng đối với người Ba Lan, Ukraine lại không cho là như vậy.

Trong cuộc gặp với người đồng cấp Ba Lan, ông Kuleba cũng nhắc đến Chiến dịch Vistula năm 1947, một cuộc cưỡng bức tái định cư người Ukraine từ đông nam Ba Lan sang phía tây nước này. Hành động gây tranh cãi này nhằm ngăn sự hỗ trợ của người Ukraine ở Ba Lan đối với nhóm UPA. Khoảng 140.000 người Ukraine ở Ba Lan đã bị buộc phải chuyển nơi ở trong chiến dịch này.

Ở một diễn biến khác, trang tin Ukrainian News ngày 31/8 dẫn tin từ truyền thông Ba Lan cho hay, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Paweł Zalewski tuyên bố nước này không bắn hạ tên lửa hay UAV của Nga trên lãnh thổ Ukraine.

Ông Zalewski cho rằng các nước thuộc EU và NATO không phải các bên liên quan trực tiếp đến xung đột Nga - Ukraine. Đồng thời, Ukraine phải có vũ khí để tự bảo vệ lãnh thổ và không phận nước này.

Các chuyên gia mạng của Tình báo Quốc phòng Ukraine, cùng với nhóm hacker BO Team đã làm tê liệt cơ sở phát triển vũ khí hạt nhân của Nga gần TP Chelyabinsk, theo Ukrainska Prava ngày 17-8.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - RT, RBC Ukraine ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN