Turkmenistan quyết bịt "cổng địa ngục": Chuyên gia nói gì?

Mỏ khí Darvaza hay "cổng địa ngục" đã không ngừng cháy trong hơn 50 năm qua. Gần đây, các nhà môi trường và chính phủ Turkmenistan đang lên kế hoạch dập tắt “cổng địa ngục” vì những hệ quả tiêu cực mà nó gây ra đối với biển đổi khí hậu.

"Cổng địa ngục" ở Turkmenistan đã không ngừng cháy trong suốt hơn 50 năm qua.

"Cổng địa ngục" ở Turkmenistan đã không ngừng cháy trong suốt hơn 50 năm qua.

Đầu tuần này, tân Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedov đã công bố lộ trình và các biện pháp nhằm quyết tâm chấm dứt tình trạng rò rỉ khí mê tan ở quốc gia này, bao gồm nỗ lực đóng "cổng địa ngục".

Lộ trình sẽ mở đường cho quốc gia Trung Á tham gia cùng với 150 quốc gia khác để cắt giảm 30% lượng khí thải mê-tan toàn cầu vào năm 2030. 

Hồi tháng 5, tờ Guardian của Anh tiết lộ rằng, khí mê tan rò rỉ từ hai mỏ nhiên liệu hóa thạch chính ở Turkmenistan đã góp phần đáng kể vào tình trạng nóng lên toàn cầu năm 2022. Khí mê tan hay còn gọi là khí tự nhiên, gây ra hiệu ứng nhà kính gấp 80 lần so với khí thải CO2, theo chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc.

"Theo như tôi được biết, 'cổng địa ngục' ở Turkmenistan hình thành vào thời Liên Xô, khi Liên Xô tìm cách khoan sâu xuống lòng đất để khai thác khí đốt ở khu vực này", Stefan Green, chuyên gia tại Đại học Rush ở Chicago, Mỹ, người am hiểu về "cổng địa ngục", nói trên tờ Newsweek hôm 21/6.

"Ở thời điểm đó, công nghệ khoan sâu chưa tinh vi và khi xảy ra sự cố sụp giàn khoan, khí đốt bắt đầu rò rỉ ra môi trường", ông Green nói.

Sau đó, mỏ khí Darvaza được châm lửa cháy và tình trạng này vẫn duy trì đến ngày nay. "Mục đích dường như là để giảm bớt tình trạng khí mê tan rò rỉ ra môi trường", ông Green nói.

"Cổng địa ngục" rộng 69 mét và sâu 19 mét đang là địa điểm thu hút du khách. Hàng ngàn người tới khu vực để chiêm ngưỡng mỗi năm.

Ông Green và người đồng hành Geogre Kourounis từng tới khám phá "cổng địa ngục" vào năm 2013. Kourounis là người đầu tiên khám phá đáy cổng địa ngục.

"Trải nghiệm khi đó là khá đáng sợ vì không có lan can bảo hộ nếu vô tình trượt chân", ông Green nói. "'Cổng địa ngục' rất lớn và khu vực bên rìa là nóng nhất. Vào ban đêm, hố sâu này phát sáng tạo ra cảnh tượng đáng kinh ngạc".

Thực tế là từ năm 2022, chính phủ Turkmenistan đã chỉ thị cho các quan chức tìm cách dập tắt "cổng địa ngục", chấm dứt tình trạng khí mê tan rò rỉ ngoài tự nhiên.

Turkmenistan có số dân khoảng 6,3 triệu người, ít hơn dân số ở các thành phố lớn trên thế giới. Nhưng quốc gia Trung Á này là nguồn phát thải khí mê tan lớn nhất thế giới.

"'Cổng địa ngục' góp phần không nhỏ gây ra rò rỉ khí mê tan. Nếu có thể ngăn chặn tình trạng này, thì sẽ rất có ý nghĩa trong việc hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu", ông Green nói.

Có luồng ý kiến phổ biến cho rằng, chỉ cần lấp đầy miệng hố là xong. Nhưng ông Green nói rằng, điều này không giải quyết được tận gốc vấn đề.

"Về cơ bản, đây là tình trạng rò rỉ khí đốt trên diện rộng", chuyên gia này nói. "Trừ khi có thể xác định và bịt được chỗ rò rỉ, còn không thì lấp đầy miệng hố cũng không giải quyết được vấn đề. Có thể cần phải khoan gần miệng hố để hút khí mê tan rò rỉ".

"Tôi rất ủng hộ nỗ lực khiến 'cổng địa ngục' ngừng cháy, nhưng cần có giải pháp lâu dài và khả thi", ông Green nói. Ngoài ra, các giải pháp cũng không quá tập trung vào mỗi mỏ khí Darvaza mà còn cần kiểm soát tình trạng rò rỉ tại các mỏ khai thác khác ở Turkmenistan.

Nguồn: [Link nguồn]

Sai lầm tai hại khiến ”cổng địa ngục” mở ra, cháy rừng rực nửa thế kỷ chưa tắt

Tính toán sai lầm khủng khiếp khiến con người mở ra “cổng địa ngục” và nó cháy rừng rực không tắt suốt hàng chục năm, theo IFL Science.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH AN - Newsweek ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN