Tướng TQ tiết lộ cách thứ 3, không dùng vũ lực vẫn thu hồi được Đài Loan
Không chỉ thu hồi Đài Loan bằng con đường ngoại giao, quân sự, Bắc Kinh còn có một chiến lược thứ ba, được đánh giá là hiệu quả nhằm thống nhất hòn đảo, tướng Trung Quốc tiết lộ.
Tiêm kích Đài Loan sơn hình cá mập dữ tợn (ảnh: SCMP)
Các chuyên gia nhận xét, Trung Quốc đang đẩy mạnh một chiến lược mới, tăng cường áp lực quân sự lên Đài Loan một cách thận trọng đến khiến hòn đảo “khuất phục”. Tuy nhiên áp lực này cần được tính toán một cách kỹ lưỡng, tránh xảy ra xung đột không cần thiết.
Những động thái gây sức ép mới nhất được quân đội Trung Quốc triển khai bao gồm tập trận bắn đạn thật liên tiếp gần eo biển Đài Loan, điều máy bay vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo gần như mỗi ngày.
Lực lượng quân sự Đài Loan cho biết, năm nay, chính quyền hòn đảo đã chi gần 1 tỷ USD chỉ để ngăn chặn các máy bay quân sự Trung Quốc. Đài Loan cũng thừa nhận áp lực gây ra bởi chiến lược tăng sức ép của quân đội đại lục.
Sự thay đổi cách thức giải quyết vấn đề Đài Loan của Bắc Kinh diễn ra trong bối cảnh hòn đảo đang có dấu hiệu ngày càng xích lại gần hơn với Mỹ.
Hồi tháng 8, Bộ trưởng Y tế Mỹ đã tới thăm Đài Loan, trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm hòn đảo.
Việc Đài Loan tăng cường mua sắm vũ khí Mỹ cũng khiến Bắc Kinh tức giận. Quân đội Trung Quốc mới đây triển khai tên lửa siêu thanh Dongfeng-17 tiên tiến nhất tới khu vực ven biển phía Đông Nam, động thái khiến Đài Loan lo ngại.
“Tình hình hiện tại đã thay đổi và khả năng Trung Quốc thống nhất Đài Loan bằng biện pháp hòa bình gần như không thể thực hiện. Tuy nhiên, giữa hòa bình và chiến tranh, còn có cách thứ ba. Trung Quốc có thể gây sức ép quân sự đúng mức để buộc Đài Loan phải khuất phục. Biện pháp này vừa giảm thương vong lại không tốn nhiều chi phí”, Vương Tại Hy – Thiếu tướng quân đội Trung Quốc cũng là chuyên gia nghiên cứu về Đài Loan – nhận xét.
Derek Grossman – chuyên gia phân tích cao cấp tại Viện nghiên cứu quân sự RAND – cho rằng, các hoạt động quân sự chưa tới mức gây chiến của Trung Quốc khiến Đài Loan “mất phương hướng” và gặp khó khăn trong việc đưa ra phản ứng hợp lý.
Chiến đấu cơ Đài Loan xuất kích áp sát một máy bay ném bom Trung Quốc (ảnh: SCMP)
“Bắc Kinh muốn tạo ra ‘sự bình thường mới’ về việc các máy bay quân sự của nước này liên tục bay vào vùng nhận diện phòng không của Đài Loan. Dần dà, Đài Loan có thể bị lúng túng khi không biết có nên đáp trả hay xua đuổi những máy bay quân sự từ đại lục hay không”, ông Grossman nhận xét.
“Trung Quốc cũng muốn thu thập thêm tin tình báo qua các hoạt động quân sự, đặc biệt là khiến Đài Loan phải khuất phục khi không còn nguồn lực chống trả”, ông Grossman nói thêm.
Timothy R. Heath - nhà phân tích cấp cao khác tại Viện RAND - cũng cho rằng, Bắc Kinh hy vọng dùng hình thức đe dọa quân sự nhằm buộc Đài Loan chấp nhận thống nhất. Nguy cơ chiến tranh xuyên eo biển Đài Loan sẽ giảm xuống mức tối thiểu.
“Cách gây sức ép của Trung Quốc có vẻ hiệu quả và đặc biệt là giảm đến tối thiểu nguy cơ chiến tranh. Mặc dù Trung Quốc được đánh giá là có lợi thế so với Đài Loan về mặt quân sự, nhưng điều đó hoàn toàn khác biệt với việc sẵn sàng mạo hiểm cho một cuộc chiến tranh lớn, đặc biệt là nguy cơ đụng độ với Mỹ”, ông Heath nói.
Đầu tháng này, ở đảo quốc Thái Bình Dương Fiji, các quan chức ngoại giao Trung Quốc và Đài Loan đã có vụ ẩu đả dữ...
Nguồn: [Link nguồn]