Tướng Mỹ: Nhiều điều không ngờ tới trong xung đột Nga-Ukraine vì Moscow đang chống lại chính vũ khí của họ
Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Tướng Charles Brown Jr. cho rằng Không quân Nga thất bại trong việc kiểm soát không phận cũng như làm tê liệt hệ thống phòng không Ukraine là một trong những bất ngờ lớn nhất trong cuộc xung đột vì Nga đang chống lại chính hệ thống vũ khí của họ.
Không quân Nga thất bại trong việc kiểm soát không phận Ukraine và không thể vô hiệu hóa máy bay cũng như đánh bại hệ thống phòng không của Ukraine là một trong những bất ngờ lớn nhất trong cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài bốn tháng qua, theo trang Business Insider.
Nga đang chống lại vũ khí của chính nước này
Tướng Charles Brown Jr., Tham mưu trưởng Không quân Mỹ cho rằng sự thất bại của Không quân Nga trong việc vô hiệu hóa máy bay của Ukraine và không đánh bại được hệ thống phòng không của Ukraine đã góp phần làm phá sản cuộc tấn công trên bộ theo kế hoạch ban đầu của Nga. Theo Tướng Brown Jr., đây là một kết quả đáng chú ý vì người Nga đã sử dụng nhiều vũ khí tương tự như của Ukraine.
Một tiêm kích của Nga bị phá hủy ở Ukraine. Ảnh: Ukraine's Defense Ministry
“Tôi cho rằng điều này khá bất ngờ với người Nga bởi họ đang chống lại chính hệ thống của họ. Họ vốn đã biết khá rõ về chúng và biết cách đánh bại chúng” – Tướng Brown nói tại Viện Hudson ở Washington D.C. hôm 22-6.
“Nó đặt ra một câu hỏi thực sự cho tôi: Tại sao họ không hiểu hệ thống của chính họ và làm sao họ có thể đánh bại hệ thống của chính họ chứ” – Tướng Brown nói thêm.
Giống như các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, Ukraine vẫn sử dụng khí tài quân sự có nguồn gốc từ Liên Xô. Trong phi đội máy bay có cánh cố định của Ukraine có máy bay tấn công Su-24 và Su-25 cùng tiêm kích MiG-29 và Su-27.
Quân đội Nga vận hành các phiên bản nâng cấp của những loại máy bay trên cũng như tiêm kích và cường kích hiện đại hơn. Nhiều trong số đó đã được triển khai gần biên giới Ukraine trước khi Nga phát động tấn công hôm 24-2.
Ukraine cũng vận hành các hệ thống phòng không và tên lửa có xuất xứ từ Liên Xô hoặc từ Nga, trong đó có một số hệ thống được các nước láng giềng tài trợ. Lực lượng Ukraine cũng từng bắn hạ máy bay Nga bằng hệ thống phòng không S-300 do Liên Xô thiết kế. Lực lượng Ukraine cũng thu giữ được vũ khí phòng không của Nga.
Phần đuôi của máy bay cường kích Su-25 bị phá hủy của Nga tại bảo tàng quân sự ở Kiev (Ukraine). Ảnh: Aleksandr Gusev/SOPA Images/LightRocket/Getty Images
Giống như máy bay do Liên Xô sản xuất được một số nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vận hành, các máy bay và trực thăng của Ukraine đang già cỗi và việc tìm kiếm phụ tùng thay thế cũng như chuyên môn để duy trì hoạt động của máy bay ngày càng khó khăn hơn khi thời gian trôi qua và căng thẳng gia tăng.
Người Ukraine đã nhiều lần yêu cầu Mỹ và các quốc gia khác cung cấp tiêm kích hiện đại do phương Tây sản xuất, nhưng những nước này đã từ chối do lo ngại leo thang với Nga cũng như nghi ngờ về khả năng của Ukraine trong việc sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Không quân Nga không đủ năng lực?
Sự vắng mặt của các hoạt động trên không quy mô lớn của Nga tại Ukraine khiến giới quan sát thấy khó hiểu và khiến các nhà phân tích đi đến kết luận rằng không quân Nga không đủ năng lực như những gì họ đã tin. Việc Nga không thể áp chế và phá hủy hệ thống phòng không của Ukraine cũng được coi là một thất bại lớn làm giảm khả năng chiếm lãnh thổ nhanh chóng của lực lượng mặt đất Nga.
Phi công Ukraine rời khỏi tiêm kích MiG-29 tại căn cứ không quân ngoại ô Kiev (Ukraine). Ảnh: Danil Shamkin/NurPhoto/Getty Images
Cũng trong bài phát biểu hôm 22-6, Tướng Brown đã đối chiếu sự thể hiện của Nga tại Ukraine với các hoạt động trên không của Mỹ chống lại Iraq trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991.
“Chúng tôi có thể vô hiệu hóa nhiều hệ thống phòng thủ đất đối không để phát quang khu vực, từ đó có thể tạo ưu thế trên không ở những khu vực mà lực lượng mặt đất đang hoạt động. Đó không phải là cách mà người Nga đã vận hành. Họ thật sự chưa nghĩ về áp chế phòng không” – ông Brown nói.
Tướng Mỹ cho rằng người Ukraine khá năng nổ với hệ thống phòng không của họ, những hệ thống do Mỹ và các nước NATO cung cấp như tên lửa Stinger.
Ông Brown nhận xét sự năng động của binh sĩ Ukraine đã gây khó khăn hơn cho người Nga.
Trong khi thiệt hại ở hai phía Nga và Ukraine đến nay vẫn chưa rõ, Ukraine hồi giữa tháng 5 tuyên bố nước này đã phá hủy 200 máy bay chiến đấu của Nga.
Nga dường như đã giảm bớt tham vọng ở Ukraine trong những tuần gần đây, tập trung vào các chiến dịch ở miền đông Ukraine và sử dụng pháo tầm xa cũng như các vũ khí khác để bắn phá các vị trí của Ukraine.
Xác của một trực thăng của Nga tại cánh đồng ở miền Đông Ukraine. Ảnh: John Moore/Getty Images
Địa lý của miền đông Ukraine ít thuận lợi hơn cho các máy bay và hệ thống phòng không của Ukraine và có khả năng sẽ cho phép Nga giành được một số ưu thế trên không cục bộ. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vũ khí và thiết bị để yểm trợ hỏa lực tầm gần và thiếu sự huấn luyện cho nhiệm vụ phức tạp sẽ hạn chế khả năng của Nga trong việc khai thác lợi thế đó, theo chuyên gia tác chiến trên không Justin Bronk tại viện chính sách quốc phòng RUSI của Anh.
Ukraine muốn sớm sở hữu các hệ thống pháo phản lực HIMARS của Mỹ, nhưng Lầu Năm Góc đang tập trung vào hoạt động đào tạo để đảm bảo rằng các binh sĩ Ukraine có thể sử...
Nguồn: [Link nguồn]