Tướng Mỹ nêu tên loại vũ khí uy lực có thể sắp biến mất khỏi chiến trường

Một tướng quân đội Mỹ nói thời đại của lựu pháo có thể sắp kết thúc trong bối cảnh môi trường chiến tranh hiện đại đòi hỏi các loại vũ khí cơ động hơn.

Binh sĩ Ukraine vận hành lựu pháo M777 trong giao tranh ở vùng Kherson vào tháng 1/2023.

Binh sĩ Ukraine vận hành lựu pháo M777 trong giao tranh ở vùng Kherson vào tháng 1/2023.

Theo tờ Insider, tướng Mỹ đề cập đến lựu pháo, các hệ thống tương tự như lựu pháo M777 mà Mỹ cung cấp cho Ukraine ở giai đoạn đầu của cuộc xung đột. 

Phát biểu tại một sự kiện của quân đội Mỹ vào tuần này, tướng James Rainey, chỉ huy Bộ tư lệnh phụ trách kế hoạch tác chiến lương lai của lục quân Mỹ, nói thời gian lựu pháo còn được sử dụng có lẽ chỉ được tính bằng ngày.

"Cá nhân tôi tin rằng chúng ta đang chứng kiến giai đoạn cuối cùng của lựu pháo. Tương lai không hề xán lạn đối với loại vũ khí uy lực này", tướng Rainey nói.

Theo tướng Rainey, môi trường chiến tranh trong tương lai đòi hỏi các hệ thống pháo phải "liên tục di chuyển" và khoảng thời gian đứng yên là cực kỳ ngắn. Ở lại địa điểm khai hỏa trong vài phút cũng đủ để tạo ra rủi ro cho kíp vận hành, tướng Rainey nói.

Lựu pháo M777 từng được quân đội Mỹ coi là vũ khí mang tính đột phá vì thiết kế giúp giảm đáng kể trọng lượng.

Lựu pháo M777 từng được quân đội Mỹ coi là vũ khí mang tính đột phá vì thiết kế giúp giảm đáng kể trọng lượng.

Tướng 4 sao của lục quân Mỹ nói cần ưu tiên đầu tư cho các loại vũ khí bắn xa có khả năng cơ động cao và ưu tiên phát triển năng lực tự động, ví dụ như nạp đạn và bắn tự động.

"Tôi rất quan tâm đến việc phát triển năng lực tự hành và các loại pháo kết hợp tính năng của robot", tướng Rainey nói.

Tướng Rainey trích dẫn báo cáo của quân đội Mỹ vào năm 2023, trong đó đề cập những gì xảy ra trong xung đột ở Ukraine và những gì quân đội Mỹ cần ưu tiên chuẩn bị cho một cuộc xung đột ở các điểm nóng, ví dụ như khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo tướng Rainey, việc phát triển các hệ thống pháo có tầm bắn siêu xa tương tự tên lửa, ví dụ như bắn xa tới 1.600km là không cần thiết vì không phù hợp với môi trường chiến tranh đòi hỏi sự cơ động cao trong tương lai.

Các loại pháo xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhưng có kích thước cồng kềnh nên bị giới hạn ở vai trò công thành.

Kể từ thời đại của thuốc súng (cuối thế kỷ 13), pháo kéo bắt đầu được trang bị cho các đội hình chiến đấu nhưng nếu đội hình tan vỡ, các khẩu pháo sẽ bị bỏ lại.

Binh sĩ Mỹ huấn luyện với lựu pháo M777 tại một trường bắn vào năm 2022.

Binh sĩ Mỹ huấn luyện với lựu pháo M777 tại một trường bắn vào năm 2022.

Trước Thế chiến 1, pháo kéo có tầm bắn ngắn chỉ vài trăm mét. Sự phát triển của công nghệ giúp pháo bắn xa hơn, lên tới hàng chục km và bắt đầu được triển khai với số lượng lớn nhằm áp đảo đối phương về hỏa lực.

Cuộc xung đột ở Ukraine đã chứng minh các hệ thống pháo cồng kềnh, đặc biệt là lựu pháo, rất dễ bị tổn thương bởi máy bay không người lái (UAV) tự sát của đối phương.

Mặc dù lựu pháo trong tương lai gần có thể không còn chỗ đứng trong lục quân Mỹ, nhưng các vũ khí như lựu pháo M777 vẫn sẽ còn được sử dụng trong xung đột ở Ukraine, theo tờ Insider. Các gói hỗ trợ quân sự thường xuyên của Mỹ cho Ukraine vẫn bao gồm các hệ thống pháo và một lượng lớn đạn pháo.

Pháo phản lực HIMARS được quân đội Mỹ đưa vào biên chế từ năm 2010 tượng trưng cho hướng phát triển mới khác biệt so với lựu pháo M777 và mẫu pháo tự hành M109 Paladin. Xe phóng HIMARS có độ cơ động cao, khả năng tấn công mục tiêu chính xác nhờ vào hệ thống định vị vệ tinh và tầm bắn vượt trội. Nhược điểm của HIMARS là đạn rocket có giá đắt đỏ và số lượng được Mỹ sản xuất mỗi năm vẫn còn hạn chế.

Pháp đang là quốc gia châu Âu hỗ trợ quân sự một cách tích cực nhất cho Ukraine khi thông báo bắt đầu hỗ trợ Kiev gắn bom dẫn đường chính xác lên các chiến đấu cơ F-16 mà Ukraine sắp tiếp nhận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Insider ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN