Tướng Mỹ: Không thể chống đỡ tên lửa siêu thanh Nga, Trung Quốc
Tướng không quân Mỹ thừa nhận tên lửa siêu thanh Nga và Trung Quốc đang phát triển là thứ vũ khí có uy lực khủng khiếp, có thể gây thảm họa đối với nước Mỹ.
Nga và Trung Quốc đang đi đầu trong việc phát triển tên lửa siêu thanh.
Theo Daily Star, tên lửa siêu thanh trang bị đầu đạn bay với tốc độ nhanh gấp 20 lần vận tốc âm thanh và có thể né tránh hệ thống phòng không trước khi lao thẳng xuống mục tiêu.
Đây là thừa nhận của tướng không quân Mỹ John Hyten, chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược, trong phiên đều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 20.3.
Khi được hỏi về năng lực phòng thủ của Mỹ, tướng Hyten thừa nhận Washington không có cách nào chống đỡ được loại vũ khí uy lực này.
“Chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Cách phòng thủ duy nhất hiện nay là năng lực răn đe hạt nhân”, ông Hyten nói, ám chỉ đến đòn tấn công phủ đầu bằng tên lửa hạt nhân.
“Chúng ta không có bất kỳ một hệ thống phòng thủ nào có thể đánh chặn được loại vũ khí siêu thanh như vậy. Chúng ta chỉ có thể tăng cường năng lực răn đe, đảm bảo rằng đối phương cũng sẽ hứng chịu tổn thất tương xứng”.
Tuyên bố của ông Hyten được đưa ra trong bối cảnh Nga và Trung Quốc dẫn đầu trong chiến lược phát triển tên lửa siêu thanh.
Tướng không quân Mỹ John Hyten.
Năm ngoái, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tiết lộ dự án chế tạo tên lửa đạn đạo mang “đầu đạn siêu thanh” (HGV). Vũ khí này đủ sức tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên đất Mỹ trong vòng chưa đầy một giờ.
HGV thực chất là máy bay không người lái, đạt tốc độ siêu thanh xuyên qua bầu khí quyển, trước khi quay trở lại Trái đất tấn công mục tiêu.
Tên lửa này có sức hủy diệt đến mức các chuyên gia gọi đây là vũ khí “của ngày tận thế”, vô hiệu hóa hoàn toàn các hệ thống phòng thủ hiện nay.
Zhou Chenming, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh từng cảnh báo mối đe dọa về công nghệ tên lửa siêu thanh. “So với tên lửa đạn đạo thông thường, HGV phức tạp và khó đánh chặn hơn rất nhiều”.
“Mỹ, Nhật Bản hay Trung Quốc cần phải lo ngại về công nghệ HGV của Trung Quốc. Bởi tên lửa siêu thanh đánh trúng mục tiêu nhanh hơn, chính xác hơn. Căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản hay lò phản ứng hạt nhân của Ấn Độ đều là những mục tiêu hàng đầu”.
Tư lệnh Hải quân Mỹ nói trước khoảng 300 binh lính thủy quân lục chiến Mỹ tại Na Uy hồi tuần rồi rằng họ nên chuẩn...