Tướng Mỹ đánh giá năng lực phòng không Ukraine sau 7 tháng xung đột
Tướng Mỹ ước tính không quân Ukraine vẫn duy trì 80% số lượng máy bay chiến đấu sau 7 tháng xung đột.
Tên lửa phòng không Buk (SA-11) của Nga.
Các hệ thống phòng không Ukraine đã bắn rơi 55 máy bay quân sự Nga kể từ khi xung đột nổ ra vào cuối tháng 2, tướng Mỹ James Hecker, tư lệnh không quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi, nói.
Theo tướng Hecker, Ukraine đã bắn rơi các máy bay Nga bằng các mẫu tên lửa phòng không do Liên Xô sản xuất. Các hệ thống phòng không Ukraine đã hạn chế đáng kể năng lực không kích của Nga, khiến bộ binh Nga không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ không quân.
Theo tướng Hecker, việc Nga không làm chủ bầu trời ở Ukraine giúp không quân Kiev có thời gian tái tổ chức và bảo toàn lực lượng. Tướng Hecker ước tính Ukraine vẫn duy trì 80% số lượng máy bay chiến đấu sau 7 tháng xung đột.
Phát biểu tại cuộc họp của nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine tại căn cứ Không quân Ramstein ở Đức vào tháng này, tướng Hecker nói Ukraine muốn được hỗ trợ thêm các hệ thống tên lửa phòng không SA-10 (S-300) và SA-11 (9K37 Buk) để đối phó máy bay Nga.
Mỹ không sản xuất hay sử dụng các hệ thống phòng không này nên mong muốn đồng minh châu Âu hỗ trợ cho Kiev.
Theo báo Mỹ Politico, tướng Hecker nói Washington không loại trừ khả năng cung cấp cho Ukraine các chiến đấu cơ F-16 nhưng không phải trong tương lai gần, do các hạn chế liên quan đến vấn đề huấn luyện và hậu cần.
"Các khí tài quân sự như chiến đấu cơ F-16 sẽ chỉ được cân nhắc trong dài hạn, vì cuộc xung đột có thể kéo dài hàng năm, chứ không phải trong vài tháng", tướng Hecker nói.
Tuần trước, Mỹ cũng đang cân nhắc khả năng cung cấp cho Ukraine các tên lửa phòng không Patriot.
Trước mắt, Mỹ đang thúc đẩy Đức cho phép các quốc gia thứ ba cung cấp cho Ukraine xe tăng Leopard và các hệ thống pháo, điều mà Berlin vẫn đang từ chối, theo tờ Politico.
"Ukraine đã có các vũ khí để họ sống sót, chiến đấu và bảo vệ đất nước, ngăn cản cuộc chiến này trở thành Thế chiến 3", tướng Hecker nói.
Tướng Mỹ xác nhận rằng Washington có cung cấp cho Kiev các thông tin tình báo "nhạy cảm" nhưng khẳng định không chọn mục tiêu hộ đồng minh.
"Chúng tôi cung cấp cho Ukraine vị trí của các mục tiêu quân sự Nga và tùy vào họ cân nhắc xem có tấn công hay không", tướng Hecker nói.
Ở giai đoạn đầu của cuộc xung đột, các lực lượng Ukraine gặp khó khăn khi tấn công các mục tiêu mà Mỹ cung cấp thông tin, đặc biệt là các mục tiêu ở cách xa tiền tuyến. "Nhưng sau đó họ đã có các hệ thống HIMARS", tướng Mỹ nói.
Video cho thấy xe tăng T-72 của quân đội Nga vẫn chạy và tấn công bình thường dù dính đạn trực diện từ hệ thống tên lửa chống tăng Stugna tiên tiến bậc nhất của Ukraine.
Nguồn: [Link nguồn]