Tướng Ấn Độ: Phải sẵn sàng chiến tranh cùng lúc với TQ, Pakistan

Tướng Ấn Độ nói rằng căng thẳng với Trung Quốc gần đây có thể trở thành cuộc xung đột lớn hơn, trong đó Pakistan sẽ tận dụng để làm lợi cho mình.

Tướng Ấn Độ: Phải sẵn sàng chiến tranh cùng lúc với TQ, Pakistan - 1

Tướng Ấn Độ Bipin Rawat cảnh báo về chiến tranh hai mặt trận với Trung Quốc và Pakistan

Hôm qua 6.9, một vị tướng Ấn Độ cảnh báo đất nước của ông phải chuẩn bị cho nguy cơ chiến tranh ở cả hai mặt trận vì Trung Quốc đang “lên gân” và Ấn Độ không có hy vọng hòa giải với Pakistan.

Tướng Bipin Rawat đề cập đến cuộc xung đột kéo dài 10 tuần vừa qua với quân đội Trung Quốc ở biên giới hai nước. Ông nói tình hình có thể dần dần rơi vào một cuộc xung đột lớn hơn ở khu vực này và Pakistan, ở mặt trận phía tây, có thể lợi dụng những tình huống như vậy.

Ấn Độ từng chiến đấu với Trung Quốc năm 1962 và có ba cuộc chiến tranh với Pakistan kể từ khi giành được độc lập khỏi Anh vào năm 1947. Cả Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan đều là cường quốc hạt nhân.

Tướng Rawat nhận định các biện pháp phòng vệ không làm mất đi nguy cơ chiến tranh. "Vũ khí hạt nhân là vũ khí gây cản trở. Đúng vậy. Nhưng liệu nó có ngăn cản được hai nước chiến tranh hay không, trong bối cảnh của chúng tôi, có lẽ là không".

Tướng Ấn Độ: Phải sẵn sàng chiến tranh cùng lúc với TQ, Pakistan - 2

Cờ Trung Quốc và Ấn Độ được treo trong một cuộc họp mặt của các chỉ huy quân đội hai nước

Tuần trước, Ấn Độ đồng ý rút quân đội khỏi vùng cao nguyên Doklam tranh chấp, nơi quân đội Trung Quốc bắt đầu xây dựng con đường mới. Đây được cho là cuộc xung đột kéo dài nhất trong nhiều thập kỷ qua giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Guardian nhận định.

"Chúng ta phải sẵn sàng. Nhờ vậy, trong bối cảnh của chúng ta, chiến tranh mới được coi là nguy cơ thực sự", Rawat nói.

Bình luận của ông Rawat được đưa ra một ngày sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí "hướng tới tương lai" trong mối quan hệ Trung-Ấn, bỏ lại xung đột Doklam phía sau.

Ông Tập và ông Modi gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh của các nền kinh tế mới nổi BRICs ở thành phố cảng Hạ Môn của Trung Quốc. Khối BRICs bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Vì sao Trung Quốc bất ngờ ”xuống nước” với Ấn Độ?

Việc Trung Quốc bất ngờ đồng ý rút quân khỏi khu vực tranh chấp Doklam cũng như khả năng cho dừng dự án xây dựng đường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - The Guardian ([Tên nguồn])
Tin tức Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN