Tunisia hỗn loạn khi tổng thống tiến hành thanh trừng
Tổng thống Tunisia Kais Saied đã tiến hành một cuộc thanh trừng các quan chức cấp cao, bao gồm cả công tố viên và thẩm phán, đồng thời nắm quyền tư pháp vài ngày sau khi cách chức thủ tướng và ban hành luật khẩn cấp.
Trước đó, ngày 25-7, Tổng thống Kais Saied tuyên bố cách chức Thủ tướng Hicham Mechichi, đình chỉ hoạt động của Quốc hội nước này và tạm thời tước quyền miễn trừ của các nghị sĩ. Tổng thống Saied khẳng định quyết định của ông dựa trên Điều 80 của Hiến pháp, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục nắm giữ cương vị tổng thống Tunisia với sự hỗ trợ của một thủ tướng mới.
Quyết định của Tổng thống Kais Saied kéo đất nước chìm sâu hơn vào chuỗi ngày bất ổn sau khi đình chỉ hoạt động của quốc hội. Nhiều người cho rằng hành động của ông Kais Saied là đảo chính.
Tunisia là nơi khởi nguồn cho chuỗi các cuộc cách mạng đường phố lan rộng tại các nước Trung Đông - Bắc Phi năm 2010, tạo thành phong trào Mùa xuân Ả Rập. Giáo viên Suha Rached ở TP Tunis nhận xét: "Tôi không biết phải cảm thấy gì bây giờ. Thậm chí không rõ liệu chuyện này có đáng hay không".
Người dân Tunisia xuống đường sau khi Tổng thống Kais Saied đình chỉ quốc hội trong 30 ngày. Ảnh: EPA
Một loạt động thái của Tổng thống Kais Saied tiến hành sau các cuộc biểu tình phản đối của người dân Tunisia, những người đã chán ngán với nhiều năm kinh tế bất ổn và ngày càng tồi tệ hơn trước những đợt bùng phát dịch Covid-19 tồi tệ nhất ở châu Phi, cùng với đó là tình trạng tê liệt chính trị.
Mohammed Ali, 33 tuổi, một cư dân của thị trấn Ben Guerdane, cho biết anh và những người anh quen biết đều ủng hộ hành động của tổng thống. Mohammed Ali nói với báo The Guardian qua điện thoại: "Tôi nghĩ những gì đã xảy ra là tốt. Tôi nghĩ đó là những gì mà tất cả mọi người muốn".
Anh này đã tham gia đảng Hồi giáo Ennahda (Phục hưng) - đảng lớn nhất trong Quốc hội Tunisia – nhưng theo anh ấy, đảng này không giúp cải thiện được cuộc sống của người dân. "Mọi người đều ngán ngẩm. Đảng Ennahda chỉ giúp bản thân họ". Mohammed Ali tham gia vào các cuộc nổi dậy dẫn đến việc cựu Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali phải bỏ trốn khỏi đất nước vào tháng 1-2011.
Nhiều cuộc biểu tình phản đối lẫn ủng hộ đảng cầm quyền Tunisia nổ ra từ ngày 25-7. Ảnh: Reuters
Ngược lại, Lamia Farhani, luật sư ở Tunis, tức giận trước việc quốc hội bị đình chỉ hoạt động. Bà Farhani nói rằng từng kêu gọi tất cả các bên cải cách và cảnh báo một cuộc khủng hoảng đang đến gần.
"Người dân Tunisia sẽ vẫn nắm quyền kiểm soát. Người dân Tunisia là những người đầu tiên nổi dậy trong khu vực và truyền cảm hứng cho những người còn lại. Nền dân chủ tồi tệ nhất trên thế giới vẫn tốt hơn nền độc tài chính nghĩa nhất" - bà Farhani nói. Cũng như nhiều gia đình khác, bà Lamia Farhani đã tham gia cuộc phong trào Mùa xuân Ả Rập. Cảnh sát giết anh trai bà một ngày trước khi cựu Tổng thống Ben Ali bỏ trốn.
Đội trưởng đội cận vệ tại dinh thự của Tổng thống Haiti Jovenel Moise ngày 14.7 đã bị cảnh sát bắt giữ và đưa đi...
Nguồn: [Link nguồn]