Từng là ngôi sao châu Phi, Zimbabwe tuột dốc không phanh ra sao?

Zimbabwe từng được coi là giỏ bánh mì của châu Phi, nhưng giờ đây phải đối mặt với nền công nghiệp trì trệ, thiếu lương thực, đồng tiền mất giá, và nạn tham nhũng.

Từng là ngôi sao châu Phi, Zimbabwe tuột dốc không phanh ra sao? - 1

Ông Mugabe đã nắm quyền lãnh đạo Zimbabwe trong suốt 37 năm qua.

Theo CNN, quân đội Zimbabwe cách đây vài ngày đã chiếm quyền soát đất nước, phong tỏa thủ đô Harare và quản thúc Tổng thống Robert Mugabe.

Ông Mugabe là người lãnh đạo đất nước trong 37 năm qua và bị chỉ trích vì không thể ngăn nền kinh tế Zimbabwe sụp đổ.

Thập niên 1980

Ông Mugabe được bầu là Thủ tướng đầu tiên của Zimbabwe kể từ khi quốc gia này độc lập vào năm 1980. Ở thời điểm đó, ông được người dân Zimbabwe yêu mến bởi phong cách được cho là giống với Nelson Mandela. Người dân kỳ vọng ông sẽ lãnh đạo đất nước tiến lên sau nhiều thập kỷ nằm dưới sự thống trị của người Anh và người da trắng.

"Ông ấy có lập trường dân túy, muốn làm việc vì lợi ích cao nhất của người dân, nhưng chưa hẳn là vì nền kinh tế", Funmi Akinluyi, một người chuyên đầu tư vào châu Phi và các thị trường mới nổi nhận định

Ông Mugabe được cộng đồng quốc tế ca ngợi bởi những sáng kiến giáo dục và y tế. Zimbabwe nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu các loại hàng hóa và nông sản, đặc biệt là thuốc lá nhờ điều kiện thời tiết phù hợp.

Thập niên 1990

Từng là ngôi sao châu Phi, Zimbabwe tuột dốc không phanh ra sao? - 2

Nông nghiệp từng là thế mạnh của Zimbabwe nhưng ngày nay đối mặt với nhiều khó khăn.

Đến giai đoạn những năm 1990, ông Mugabe bị cáo buộc sử dụng vũ lực và hối lộ dể duy trì quyền lực.

Sai lầm của ông Mugabe trong quản lý ngành nông nghiệp được cho là bước ngoặt đưa Zimbabwe rơi vào khủng hoảng. Chính phủ Zimbabwe tiến hành cải cách ruộng đất nhằm chấm dứt chuỗi thập kỷ các chủ đất da trắng nắm quyền sở hữu đất đai.

Đạo luật ra đời năm 1992 cho phép ông Mugabe buộc các chủ đất phải nộp lại đất. Chính phủ Zimbabwe sau đó phân bổ lại đất đai. Năm 1993, ông Mugabe dọa trục xuất các chủ đất da trắng phản đối quy định mới này.

Thập niên 2000

Chiến dịch của ông Mugabe mới trở nên mạnh mẽ  vào những năm 2000, khiến 4.000 người da trắng phải nộp lại đất. Sản lượng nông nghiệp của Zimbabwe cũng sụt giảm mạnh từ đó.

"Tình trạng thiếu lương thực xảy ra liên tục", Akinluyi nói. "Mọi người rơi vào cảnh đói".

Sau chiến dịch thu đất là hai năm mùa màng thất bát và hạn hán, dẫn tới nạn đói tồi tệ nhất ở Zimbabwe trong 60 năm qua.

Trong bối cảnh thiếu lương thực cơ bản nghiêm trọng và kéo dài năm này qua năm khác, ngân hàng Trung ương Zimbabwe đẩy mạnh in tiền để nhập khẩu hàng hóa. Kết quả là lạm phát tăng vọt.

Ở thời kỳ đỉnh điểm, giá cả hàng hóa tăng gấp đôi sau mỗi 24 giờ đồng hồ. Năm 2008, nền kinh tế Zimbabwe sụt giảm 18%. Tỷ lệ thất nghiệp tăng chóng mặt, các dịch vụ công cộng tê liệt.

Từng là ngôi sao châu Phi, Zimbabwe tuột dốc không phanh ra sao? - 3

Zimbabwe chuyển sang khai thác mỏ nhưng vẫn không bù đắp được thiếu hụt về nguồn thu ngoại tệ.

Năm 2009, Zimbabwe từ bỏ đồng tiền riêng, chuyển sang dùng đồng USD, đồng Rand Nam Phi và 7 đồng tiền khác, như một cách đối phó với lạm phát

Cuối năm 2016, ngân hàng trung ương Zimbabwe phát hành hai loại trái phiếu trị giá tương đương đồng 2 USD và 5 USD. Trái phiếu này được kỳ vọng sé làm giảm cơn khát đồng USD trong nước, nhưng không có giá trị tiêu dùng ở nước ngoài.

Thập niên 2010

Ông Mugabe đáp trả lệnh trừng phạt quốc tế đối với Zimbabwe bằng cách đe dọa sẽ tịch thu tất cả các khoản đầu tư của phương Tây ở nước này.

Trong thời gian này, Chính phủ Mugabe chuyển trọng tâm từ nông nghiệp sang khai mỏ, yêu cầu gần một nửa số công ty khai mỏ kim cương phải ngừng hoạt động để thay thế bằng đơn vị quốc doanh.

Zimbabwe ngày nay đối mặt với khó khăn trong việc tìm nguồn thu ngoại tệ. Hạn hán nghiêm trọng càng khiến tình hình trở nên bi đát, dẫn tới những đợt rút vốn ngân hàng ồ ạt trong năm 2016.

Vào cuối năm ngoái, Zimbabwe bắt đầu in tín phiếu trị giá 1 USD mỗi tờ nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm tiền mặt.

Nhà đầu tư Akinluyi nói rằng tình hình hiện nay rất đáng thất vọng, bởi Zimbabwe từng là một quốc gia rất có tiềm năng phát triển kinh tế.

"Họ có kim cương, than, đồng, quặng sắt… Nghĩa là họ có tài nguyên trù phú. Cá nhân tôi nghĩ rằng tình hình sẽ được xoay chuyển nhanh chóng nếu họ tìm được một nhà lãnh đạo đúng đắn", Akinluyi nói.

Tài sản khổng lồ của Tổng thống Zimbabwe vừa bị lật đổ

Trong suốt 37 năm cầm quyền, ông Mugabe được tin là đã tích trữ khối tài sản khổng lồ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Đảo chính ở Zimbabwe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN