Từng cho quân đội đấu với Nga, vị tổng thống láng giềng bị chính nước nhà ruồng bỏ

Từng được ca ngợi là “anh hùng chống Moscow” và nhận nhiều tín nhiệm của người dân, nhưng sau thất bại trên chiến trường với quân đội Nga, tổng thống này liên tục dính vào các bê bối nghiêm trọng đến nỗi bị chính quê nhà truy nã.

Ông Mikhail Saakashvili khi còn là Tổng thống Gruzia từng gặp mặt Tổng thống Nga Putin (ảnh: Reuters)

Ông Mikhail Saakashvili khi còn là Tổng thống Gruzia từng gặp mặt Tổng thống Nga Putin (ảnh: Reuters)

Mikhail Saakashvili – cựu Tổng thống Gruzia – là một trong những chính trị gia có sự nghiệp thăng trầm nhất thế giới. Nhiều người ngưỡng mộ ông, nhưng cũng không ít người ghét bỏ, RT bình luận. 

Sinh ngày 21.12.1967 ở Tbilisi – thủ đô Gruzia – trong một gia đình tri thức, Saakashvili có điều kiện du học tới Mỹ, châu Âu và xây dựng được nhiều mối quan hệ. Năm 1995, ông trở về Gruzia và được bầu vào nghị viện, theo CNN.

Năm 2003, Saakashvili – khi đó đang giữ chức Bộ trưởng Tư pháp – được bầu làm Tổng thống Gruzia sau cuộc “Cách mạng hoa hồng” (cuộc biểu tình lớn của người dân Gruzia nhằm lật đổ cựu Tổng thống Shevardnadze).

Ông Saakashvili ban đầu gây ấn tượng với người dân khi thể hiện là một Tổng thống năng nổ, tích cực cải cách và đặc biệt là có tư tưởng thân phương Tây, chống Nga. Saakashvili tuyên bố ông sẽ giúp Gruzia thu hồi lại Nam Ossetia và Abkhazia – 2 khu vực ly khai khỏi nước này dưới sự hậu thuẫn của Nga.

Tháng 8.2008, Saakashvili ra lệnh cho quân đội Gruzia tấn công Nam Ossetia, bất chấp cảnh báo từ Moscow. Tổng thống Gruzia thậm chí còn không ngần ngại lệnh cho lực lượng tại Nam Ossetia giao chiến với quân đội do Nga triển khai. Kết quả, chỉ trong vòng 5 ngày, quân đội Nga đã đánh bật quân Gruzia khỏi Nam Ossetia. Xe tăng Nga chỉ dừng bước khi cách thủ đô Tbilisi vài chục cây số.

Chiến sự ở Nam Ossetia, Nga thần tốc giành thắng lợi (ảnh: Sputnik)

Chiến sự ở Nam Ossetia, Nga thần tốc giành thắng lợi (ảnh: Sputnik)

Ngày 16.8.2008 (4 ngày sau thất bại ở Nam Ossetia), người ta nhìn thấy Tổng thống Saakashvili nhai cà vạt trước ống kính truyền thông. Nhiều đồn đoán cho rằng cú sốc ở Nam Ossetia khiến ông trở nên mất bình tĩnh và thiếu kiểm soát hành vi, theo DW.

“Những lo lắng cho đất nước có thể buộc một người đàn ông nhai cà vạt của chính mình”, Saakashvili giải thích.

Ông Saakashvili nhai cà vạt sau thất bại trước Nga (ảnh: BBC)

Ông Saakashvili nhai cà vạt sau thất bại trước Nga (ảnh: BBC)

Sau thất bại nặng nề trước Nga, Saakashvili buộc phải ký một hiệp ước hòa bình. Ông cũng tỏ ra bất lực khi Nga tuyên bố công nhận độc lập cho 2 vùng Nam Ossetia và Abkhazia. Sau biến cố này, Saakashvili dường như thay đổi hoàn toàn. Ông ngày càng trở nên độc đoán và dần biến thành “kẻ tội đồ” trong mắt người dân Gruzia.

Theo Moscow Times, năm 2010, Saakashvili và phái đoàn tháp tùng bị cáo buộc “vui vẻ” với 80 gái bán hoa khi tham dự một hội nghị của NATO ở Lisbon, Bồ Đào Nha. Đầu năm 2012, ông Saakashvili tiếp tục dính cáo buộc gọi 10 gái bán dâm hạng sang tới khách sạn khi thăm thủ đô Washington của Mỹ. Truyền thông Gruzia sau đó cũng phanh phui việc Saakashvili từng ép người tình tên Gakeloeva phá thai tháng thứ 6 để tránh ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị.

Năm 2012, nhiều cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra ở Gruzia nhằm phản đối vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong các nhà tù nước này. Tổng thống Saakashvili đã ra lệnh cho quân đội, cảnh sát đàn áp thẳng tay nhiều người biểu tình.

Ông Saakashvili vượt biên giới ở Ukraine (ảnh: RT)

Ông Saakashvili vượt biên giới ở Ukraine (ảnh: RT)

Đầu năm 2013, Saakashvili tiếp tục vướng bê bối với cáo buộc chi 145.000 USD khi cùng đoàn tùy tùng tới Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đón năm mới.

Tháng 11 cùng năm, Saakashvili rời ghế Tổng thống Gruzia do hết nhiệm kỳ. Chỉ một tháng sau, ông đã bỏ trốn sang Mỹ để tránh bị giới chức tư pháp đưa ra hầu tòa. Bằng các mối quan hệ, Saakashvili được nhiều chính trị gia Mỹ ca ngợi là “người chống tham nhũng triệt để”.

Cuối tháng 7.2014, Gruzia truy tố và truy nã ông Saakashvili với các tội danh tham nhũng, gian lận, lạm quyền, biển thủ công quỹ…

Nhờ quan hệ tốt với cựu Tổng thống Ukraine Poroshenko, đầu năm 2015, Saakashvili tới Kiev và giữ chức Giám đốc Hội đồng tư vấn quốc tế về cải cách Ukraine (IACR). Poroshenko và Saakashvili được coi là “cặp bài trùng” vì là bạn thân lâu năm và có quan điểm chống Nga, theo New York Times.

Tháng 5.2015, Saakashvili được Tổng thống Poroshenko bổ nhiệm chức thống đốc vùng Odessa – nơi có thành phố Odessa, đông dân thứ 3 Ukraine và cảng biển lớn nhất Ukraine. Đặc biệt, Saakashvili còn được trao thẻ công dân, chính thức mang quốc tịch Ukraine. Tháng 12 cùng năm, Gruzia tuyên bố xóa bỏ vĩnh viễn tư cách công dân của Saakashvili.

Cựu Tổng thống Gruzia bị cảnh sát Ukraine bắt giữ (ảnh: Reuters)

Cựu Tổng thống Gruzia bị cảnh sát Ukraine bắt giữ (ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Saakashvili và Tổng thống Poroshenko chẳng mấy chốc trở nên “cơm không lành, canh không ngọt”. Trước sự trì trệ trong phát triển kinh tế và nạn tham nhũng ở Odessa, Saakashvili quay sang chỉ trích chính quyền của ông Poroshenko “không muốn chống tham nhũng”. Ngày 7.11.2016, Saakashvili tuyên bố muốn từ chức thống đốc Odessa.

“Poroshenko nhiều lần hỗ trợ 2 gia tộc lớn bằng quyền lực cá nhân. Odessa chỉ có thể phát triển khi Ukraine giải quyết những kẻ ăn hối lộ”, tờ New York Times trích dẫn một đoạn trong thư từ chức của Saakashvili.

Chỉ vài ngày sau, Tổng thống Poroshenko ký quyết định miễn nhiệm chức thống đốc của Saakashvili. Sau khi mất chức, Saakashvili liên tục chỉ trích chính quyền của “bạn thân” trên truyền thông.

Ngày 26.7.2017, Cục Di trú quốc gia Ukraine thông báo đang xem xét việc tước quốc tịch Ukraine của ông Saakashvili sau khi đã “nghiên cứu kỹ hồ sơ”. Chỉ một ngày sau, Tổng thống Poroshenko ký lệnh hủy quốc tịch của Saakashvili. Cựu Tổng thống Gruzia khi đó đang sống ở Mỹ.

Ngày 31.7.2017, Gruzia lên tiếng ca ngợi việc Saakashvili bị tước quốc tịch và đề nghị Ukraine phối hợp dẫn độ ông này về nước xét xử.

“Tôi chỉ có một quốc tịch duy nhất là Ukraine và không ai có thể tước bỏ nó được. Người ta muốn ép tôi nhận quy chế người tị nạn, nhưng điều đó sẽ không xảy ra”, Saakashvili tuyên bố.

Theo RT, ngày 10.9.2017, Saakashvili bị cảnh sát biên phòng Ukraine chặn lại khi đang cố gắng xâm nhập nước này. Một nhóm người Ukraine sau đó xuất hiện, xô xát với lính biên phòng và giúp Saakashvili vượt qua trạm kiểm soát thành công.

Sau khi vào Ukraine, Saakashvili tuyên bố sẽ “đấu tranh để bảo vệ quốc tịch của mình”. Cơ quan biên phòng Ukraine tuyên bố cựu Tổng thống Gruzia “xâm phạm lãnh thổ” nhưng không đưa ra chế tài nào. Saakashvili trở thành người không quốc tịch.

Ngày 5.12.2017, Saakashvili bị cảnh sát Ukraine bắt giữ với cáo buộc “tiếp tay cho tội phạm”. Một nhóm người ủng hộ Saakashvili xuất hiện, phá xe cảnh sát và giải thoát cho ông. Tuy nhiên chỉ 3 ngày sau, ông bị bắt giữ trở lại khi đang lẩn trốn ở Kiev. Saakashvili sau đó bị trục xuất sang Ba Lan và cấm quay lại Ukraine.

Ông Saakashvili bị bắt giữ ngay sau khi trở lại Gruzia (ảnh: RT)

Ông Saakashvili bị bắt giữ ngay sau khi trở lại Gruzia (ảnh: RT)

“Điều tôi tiếc nhất trong đời là đã rời Gruzia. Tôi đã từ bỏ mọi thứ và ra đi. Không phải tôi sợ bị bỏ tù, chỉ đơn giản là tôi đã mệt mỏi và người dân cũng mệt mỏi với tôi. Nhưng mỗi khi nghĩ lại, tôi cho rằng đó là quyết định sai lầm nhất đời mình”, Saakashvili nói trong một phỏng vấn năm 2019.

Ngày 29.5.2019, Saakashvili trở về Ukraine sau khi được Tổng thống Volodymyr Zelensky khôi phục quốc tịch. Một năm trước đó, Tổng thống Nga Putin từng cảnh báo Kiev “đừng đi theo con đường của Saakashvili” nếu không muốn bị mất một phần lãnh thổ như Gruzia, RT đưa tin.

Tháng 10.2021, Saakashvili bất ngờ xuất hiện tại Gruzia và bị cảnh sát lập tức bắt giữ. Tổng thống Gruzia Salome Zurabishvili tuyên bố sẽ không bao giờ ân xá cho ông này. Ngày 29.11.2021, Gruzia mở phiên tòa xét xử ông Saakashvili trong vụ đàn áp người biểu tình năm 2007.

Nguồn: [Link nguồn]

”Ôm mộng” gia nhập NATO, nước láng giềng bị Nga giáng đòn choáng váng

14 năm trước, đúng ngày khai mạc Thế vận hội Olympic ở Bắc Kinh (Trung Quốc), Nga buộc phải dùng tới quân đội để giải quyết mối bất hòa với một quốc gia từng thuộc Liên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – tổng hợp ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN