Từng bắn rụng UAV của Nga, quân đội Ukraine "ngỡ ngàng" khi mổ ra nhìn vào bên trong

Năm 2017, quân đội Ukraine khi đang chiến đấu với phe ly khai ở miền đông đã bắn hạ một máy bay không người lái (UAV) hiện đại do Nga sản xuất. UAV này được cho là có nhiệm vụ giám sát và thu thập tin tình báo ở khu vực miền đông Ukraine đang xảy ra chiến sự.

Một chiếc UAV màu xám bạc được quân đội Nga sử dụng (ảnh: WP)

Một chiếc UAV màu xám bạc được quân đội Nga sử dụng (ảnh: WP)

Theo Washington Post, UAV bị quân đội Ukraine bắn rụng dài gần 6 mét, mũi hình nón và thân màu xám bóng. Đây là loại UAV quân sự tiên tiến thường được Nga sử dụng cho hoạt động tình báo. Tuy nhiên khi tháo dỡ máy bay, các chuyên gia quân sự Ukraine đã “sững sờ” vì phát hiện “hàng tá” thiết bị, linh kiện điện tử do những công ty ở Mỹ, châu Âu sản xuất.

Động cơ chiếc UAV nói trên đến từ một công ty ở Đức. Chíp điện tử và hệ thống giao tiếp, điều khiển không dây của UAV được sản xuất bởi một công ty Mỹ. Cảm biến chuyển động do một công ty của Anh cung cấp. Nhiều bộ phận khác của UAV có nguồn gốc từ Thụy Sĩ, Hàn Quốc.

“Tôi lấy làm ngạc nhiên khi “mổ xẻ” chiếc UAV của Nga bị quân đội Ukraine bắn hạ. Hầu hết linh kiện của nó đều có nguồn gốc từ phương Tây”, Damien Spleeters – chuyên gia của Nhóm Nghiên cứu vũ khí xung đột (CAR) – nhận xét.

Trong báo cáo gửi cho quân đội Ukraine về những phát hiện của mình, Damien Spleeters cho rằng, nếu không có sự “trợ giúp” từ nhiều công ty phương Tây, Nga chắc chắn sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều khi sản xuất UAV quân sự.

Năm 2019, Litva – quốc gia thuộc NATO – công bố tài liệu cáo buộc Nga sử dụng UAV để thu thập tin tình báo “ở các khu vực đang xảy ra xung đột và ở ngay các nước NATO”.

Theo CAR, nhiều UAV của Nga giống hệt chiếc từng bị quân đội Ukraine bắn rơi đã được phát hiện ở Syria, Libya và Lithuania.

Lính Ukraine đi tuần trong chiến hào giữa căng thẳng với Nga (ảnh: WP)

Lính Ukraine đi tuần trong chiến hào giữa căng thẳng với Nga (ảnh: WP)

Cho rằng Nga nhiều khả năng sẽ tấn công Ukraine, giới chức Mỹ và châu Âu đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Moscow, trong đó có việc chặn Nga tiếp cận với các thiết bị điện tử sản xuất từ Mỹ, châu Âu. Tuy nhiên, lệnh cấm trên khó có thể thực hiện nếu được ban hành, theo Washington Post.

“Những đơn hàng nhỏ giọt có thể cho phép quân đội Nga lén lút mua linh kiện điện tử từ Mỹ, châu Âu. Các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu khó có thể kiểm soát được nếu bạn chỉ mua 500 – 1.000 linh kiện cho mỗi đơn hàng”, Malcolm Penn – giám đốc Công ty nghiên cứu chất bán dẫn Future Horizons (Anh) – nhận xét.

Trung Quốc cũng có thể là “lá bài tẩy” giúp Moscow đánh bại bất cứ nỗ lực nào của Mỹ nhằm cắt đứt nguồn linh kiện điện tử chảy sang Nga. Theo Washington Post, Trung Quốc có thể nhập khẩu linh kiện do Mỹ, châu Âu sản xuất rồi bán lại cho Nga. Trung Quốc cũng có thể sản xuất linh kiện điện tử và cung cấp những gì Nga cần để nâng cấp hệ thống vũ khí.

Nhiều chuyên gia cho rằng, hầu hết các nhà máy sản xuất chip trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc, Đài Loan đang sử dụng dây chuyền và công nghệ Mỹ. Với lệnh phong tỏa rộng lớn đang cân nhắc, Mỹ có thể buộc nhiều nước trên thế giới cắt giảm xuất khẩu linh kiện điện tử cho Nga. Lệnh cấm này thậm chí có thể vượt ngoài lĩnh vực quân sự, ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng điện thoại thông minh, máy tính… của người Nga.

Mỹ mô tả cách Nga có thể tấn công Ukraine

Nhà Trắng cho rằng Nga có thể tấn công Ukraine với các đòn không kích và tấn công mặt đất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam - Washington Post ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN