Từ vũ trụ, nhìn rõ khói độc gây nguy hiểm cho hàng triệu người ở châu Á

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Hình ảnh vệ tinh của NASA cho thấy lớp khói bụi dày đặc và độc hại bao phủ diện tích rộng lớn ở một quốc gia Nam Á có thể nhìn thấy từ không gian. Mức độ ô nhiễm không khí phá kỷ lục ở quốc gia này tiếp tục gây nguy hiểm cho hàng triệu người.

Ảnh vệ tinh chụp ngày 12/11/2024 cho thấy lớp khói độc dày đặc bao phủ diện tích rộng lớn ở Pakistan và Ấn Độ. Ảnh: NASA Worldview

Ảnh vệ tinh chụp ngày 12/11/2024 cho thấy lớp khói độc dày đặc bao phủ diện tích rộng lớn ở Pakistan và Ấn Độ. Ảnh: NASA Worldview

Theo tờ Independent (Anh), thành phố Lahore và 17 quận của tỉnh Punjab, Pakistan đã phải đối mặt với tình trạng khói bụi độc hại bao trùm trong hơn 2 tuần nay. 

Chỉ số chất lượng không khí ở các địa điểm này tăng vọt trên mốc 500 (chỉ số trên mức 300 được coi là nguy hiểm cho sức khỏe) và cho thấy tình trạng không khí hiện rất "nguy hại". Theo xếp hạng trực tiếp của công ty IQAir (Thụy Sĩ), thành phố Lahore là nơi ô nhiễm nhất thế giới về chất lượng không khí.

Hình ảnh vệ tinh do bản đồ Worldview của NASA chụp đã xác nhận lớp khói độc hại màu trắng xám bao phủ một vùng đất rộng lớn ở Pakistan và kéo dài về phía đông nam tới thủ đô New Delhi và bang Punjab của Ấn Độ.

Theo IQAir, các số liệu đo đạc trực tiếp cho thấy nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí tại thành phố Lahore cao gấp hơn 100 lần so với mức khuyến cáo chất lượng không khí hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). 

Bụi mịn PM2.5 là những hạt bụi có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet, có thể xâm nhập sâu vào phổi và đi vào máu, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Ảnh chụp vệ tinh ngày 24/9/2024 cho thấy khu vực ở Pakistan rất quang đãng. Ảnh: NASA Worldview

Ảnh chụp vệ tinh ngày 24/9/2024 cho thấy khu vực ở Pakistan rất quang đãng. Ảnh: NASA Worldview

Vào ngày 11/11, tỉnh Punjab của Pakistan đã cấm hầu hết các hoạt động ngoài trời và yêu cầu các cửa hàng, chợ và trung tâm mua sắm ở một số khu vực đóng cửa sớm để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí. Người dân không dám ra ngoài, thậm chí là mở cửa sổ, cửa chính. Theo các quan chức y tế địa phương, hơn 40.000 người đã được điều trị các bệnh về đường hô hấp thời gian gần đây.

"Việc lây lan bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) do nhiễm khuẩn hoặc virus, tiếp xúc với khói, bụi hoặc hóa chất đang gây ra mối đe dọa nghiêm trọng và khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng," chính quyền tỉnh Punjab cho biết.

Người dân ở các quận Lahore, Multan, Faisalabad và Gujranwala đã phàn nàn về các bệnh đường hô hấp, kích ứng mắt và họng, cũng như bệnh đau mắt đỏ, theo thông tin từ chính quyền tỉnh Punjab.

Ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở thành phố Lahore, Pakistan. Ảnh: Getty

Ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở thành phố Lahore, Pakistan. Ảnh: Getty

Khói độc hại như sương mù ở thành phố Multan, Pakistan, tháng 11/2024. Ảnh: Getty

Khói độc hại như sương mù ở thành phố Multan, Pakistan, tháng 11/2024. Ảnh: Getty

Liên Hợp Quốc cũng đã cảnh báo sức khỏe của 11 triệu trẻ em ở Punjab đang gặp nguy hiểm do tình trạng không khí độc hại này.

Theo tờ Independent, một nhóm chuyên gia về chất lượng không khí đã viết thư cho Thủ tướng Pakistan Shahbaz Sharif, đề nghị chính phủ của ông thực hiện các bước ngay lập tức để giải quyết vấn đề chất lượng không khí nguy hiểm bằng cách đóng cửa các nguồn ô nhiễm chính. 

"Đóng cửa tất cả các lò gạch, kiểm tra khí thải xe nghiêm ngặt, hạn chế vận tải hạng nặng và đóng cửa các đơn vị công nghiệp không tuân thủ", nhóm chuyên gia về chất lượng không khí Pakistan (PAQx) viết trong lá thư.

"Việc tập trung xử lý các phương tiện không đạt tiêu chuẩn khí thải và hạn chế phương tiện giao thông nặng từ 22h đến 10 giờ sáng sẽ giúp giảm ngay lập tức 15% lượng chất ô nhiễm có hại ở khu vực thành thị", nhóm chuyên gia phân tích.

Trung Quốc lên tiếng sẵn sàng hợp tác chống khủng bố với Pakistan sau vụ tấn công kinh hoàng của nhóm phiến quân ly khai khiến hơn 70 người thiệt mạng mà theo Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif mục tiêu là nhằm chia rẽ quan hệ giữa Islamabad và Bắc Kinh. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tâm Hoa - Independent ([Tên nguồn])
Tin tức Pakistan Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN