Từ vụ rắn nước cắn bé gái Tiền Giang tử vong: Sự nguy hiểm bất ngờ của "nữ hoàng bóng đêm"

Rắn cổ đỏ trước đây được xem là loài vô hại nhưng sau vài trường hợp cắn chết người, chúng được liệt vào hàng rắn độc. 

Video: Nhà khoa học thử phản ứng của rắn cổ đỏ. (Đây là hành vi nguy hiểm, không nên làm theo). Nguồn: Kevin Messenger

Vụ việc bé gái 15 tháng tuổi ngụ tại Tiền Giang bị rắn cổ đỏ cắn tử vong hôm 6/4 thu hút sự chú ý của dư luận cả nước. Em bé đang chơi ngoài sân thì bị rắn cắn. Dù được các bác sĩ cấp cứu nhưng nạn nhân vẫn không ngừng chảy máu và tử vong sau 2 ngày nhập viện. 

Thế giới hiện vẫn chưa có huyết thanh kháng nọc của loài rắn cổ đỏ. Ở một số nơi, nhiều người vẫn nghĩ rắn cổ đỏ là loài không có độc và thậm chí còn nuôi làm thú cưng. 

Rắn cổ đỏ từng được giới nuôi thú cưng ở Việt Nam gọi với cái tên "nữ hoàng bóng đêm", được xem là vô hại nhưng sau đó được phân loại lại và cho vào hàng ngũ rắn độc, liên quan tới một số vụ chết người do bị loài này cắn. Vì sao lại có sự thay đổi như vậy?

Rắn cổ đỏ được liệt vào danh sách rắn độc. Ảnh: Mature

Rắn cổ đỏ được liệt vào danh sách rắn độc. Ảnh: Mature

Theo trang Thai National Parks, rắn cổ đỏ (tên khoa học là Rhabdophis subminiatus và các tên gọi khác như rắn hoa cổ đỏ, rắn học trò, rắn bảy màu, nữ hoàng bóng đêm..) là loài có răng nanh mọc sâu bên trong hàm, khác với các loài rắn độc khác. 

Nếu một người chỉ bị rắn cổ đỏ cắn nhẹ, chưa tới góc hàm, nơi có răng nanh, thì người bị cắn sẽ không trúng độc. 

Để tiêm được nọc độc, các loài rắn có răng nanh mọc sâu trong hàm như rắn cổ đỏ phải cắn và giữ một lúc, hoặc cắn liên tục, hoặc nhay đi nhay lại ở vết cắn. 

Chính điều này khiến nhiều người lầm tưởng rắn cổ đỏ là loài không có độc. 

Cấu trúc răng nanh đặc biệt của rắn cổ đỏ khiến nhiều người lầm tưởng loài này vô hại. Ảnh: Rob Ferguson

Cấu trúc răng nanh đặc biệt của rắn cổ đỏ khiến nhiều người lầm tưởng loài này vô hại. Ảnh: Rob Ferguson

Theo Thai National Parks, rắn cổ đỏ là loài đặc hữu ở châu Á, thuộc họ rắn nước (Colubridae) nhưng có thể sống cả trên cạn. Chúng dài từ 70 - 90 cm và thường sống gần ao hồ, nơi có nguồn thức ăn dồi dào như cóc, ếch, cá... Loài này có ở  Trung Quốc, Ấn Độ hay một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia.

Trang Nick's Wildlife cho biết, rắn cổ đỏ tích lũy chất độc thông qua quá trình tiêu hóa một số loài có độc trên da như cóc, ếch. Các nhà khoa học đã chứng minh điều này thông qua các thí nghiệm, trong đó, rắn cổ đỏ được đưa vào 2 môi trường sống tách biệt. Một bên sống cùng cóc độc, còn bên còn lại thì không. Ở bên không có cóc độc, các nhà khoa học không phát hiện chất độc trong răng nanh của rắn cổ đỏ. 

Chất độc của rắn cổ đỏ gây xuất huyết nội tạng, bao gồm cả xuất huyết não, cũng như buồn nôn, rối loạn đông máu. Ngoài ra, khi thử nghiệm trên động vật, các nhà nghiên cứu còn phát hiện thêm tình trạng suy thận. 

Theo trang Thai National Parks, việc điều trị cho bệnh nhân bị rắn cổ đỏ cắn phải vô cùng cẩn trọng. Đặc biệt, không gây thêm các vết thương hở, kể cả vết tiêm vì có thể khiến bệnh nhân mất máu do máu không đông. 

Nguồn: [Link nguồn]

Bắt được rắn độc, vì sao không nên giết mà nên thả?

Khi thấy rắn, nhất là rắn độc như hổ mang chúa, hổ đất..., nhiều người sẽ bắt đem bán hoặc giết chết. Tuy nhiên,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN