Từ rừng rậm Amazon, ông Biden gửi thông điệp tới chính quyền ông Trump

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Ông Biden đã làm điều mà chưa tổng thống Mỹ đương nhiệm nào làm, qua đó gửi cảnh báo tới chính quyền kế nhiệm của ông Trump và các chính quyền Mỹ trong tương lai.

Ông Biden phát biểu khi tới thăm rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil ngày 17/11/2024. Ảnh: Getty

Ông Biden phát biểu khi tới thăm rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil ngày 17/11/2024. Ảnh: Getty

Theo CNN, ông Biden ngày 17/11 đã tới thăm rừng nhiệt đới Amazon ở thành phố Manaus, Brazil, nơi ông chuẩn bị tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ đương nhiệm đặt chân tới khu rừng rậm nhiệt đới này. 

Đứng trên con đường đất với những hàng cọ xanh, Biden mô tả cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là một phần “quyết định” trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Nhưng ông Biden cũng cảnh báo chính quyền kế nhiệm của ông Trump và các chính quyền tương lai rằng việc hủy bỏ cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ làm tăng nguy cơ mất đi lợi ích của thế giới.

Không nêu tên ông Trump - người cho rằng biến đổi khí hậu là một "trò lừa" và tuyên bố sẽ đảo ngược các chính sách dưới thời ông Biden về khai thác khí đốt và dầu mỏ - ông Biden đã truyền tải một thông điệp rõ ràng tới đất nước khi chuẩn bị rời Nhà Trắng.

“Tôi sẽ để lại cho người kế nhiệm và nước Mỹ một nền tảng vững chắc để xây dựng nếu họ ủng hộ điều đó. Đúng là một số người có thể tìm cách phủ nhận hoặc trì hoãn cuộc cách mạng năng lượng sạch đang diễn ra ở Mỹ. Nhưng không ai, không ai có thể đảo ngược điều đó. Không ai cả", ông Biden phát biểu ở Brazil.

Ông Biden ký tuyên bố chọn ngày 17/11 là "Ngày Bảo tồn Quốc tế" khi ghé thăm rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil. Ảnh: Reuters

Ông Biden ký tuyên bố chọn ngày 17/11 là "Ngày Bảo tồn Quốc tế" khi ghé thăm rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil. Ảnh: Reuters

Trước đó, ông Biden đã quan sát lòng sông khô cạn và thiệt hại do cháy rừng ở Amazon.

Chuyến tham quan kéo dài nửa giờ bằng trực thăng Marine One đã đưa ông Biden đến nơi giao nhau của sông Rio Negro và sông Amazon. Tại đó, ông Biden nhìn thấy những con tàu bị mắc cạn do mực nước thấp.

Trong số các giải pháp mà ông đưa ra ngày 17/11, có hàng chục triệu USD được chuyển hướng để bảo tồn rừng nhiệt đới Amazon, nơi cây cối đóng vai trò như miếng bọt biển hấp thụ lượng lớn CO2 và đang bị đe dọa bởi nạn phá rừng. Và ông Biden cũng cam kết chi hàng tỷ USD để giúp các quốc gia tăng cường khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu.

Nhưng liệu có bất kỳ khoản tiền nào được chuyển đi hay không phần lớn sẽ phụ thuộc vào chính quyền của người kế nhiệm - ông Trump.

Ông Trump đã tuyên bố sẽ rút khỏi hiệp định khí hậu Paris, mà Mỹ đã tham gia trở lại khi ông Biden nhậm chức 4 năm trước. Ông Trump và nhóm của ông đã cam kết sẽ nới lỏng các hạn chế đối với hoạt động khai thác dầu khí được đưa ra dưới thời ông Biden. 

Tổng thống đắc cử có cái nhìn hoài nghi sâu sắc đối với sự hỗ trợ nước ngoài theo kiểu mà ông Biden đã công bố vào ngày 17/11.

Được mô tả là một phát hiện "không thể tin nổi", "bóng ma" khổng lồ của rừng Amazon là một thung lũng của các thành phố 2.500 năm tuổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lâm Nhã Du - CNN ([Tên nguồn])
Joe Biden Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN