Từ cậu bé nghèo Colombia thành "hoàng tử Ả Rập" ăn chơi khét tiếng ở Mỹ
Lái chiếc Ferrari California đắt tiền, sở hữu nhiều đồng hồ Rolex hay bất động sản kếch xù, người đàn ông tự nhận mình là Hoàng tử Ả Rập Saudi dường như bất khả xâm phạm.
Anthony Gignac (trái) và hoàng tử Ả Rập Khalid bin al-Saud thực sự.
Người đàn ông tự nhận mình là Khalid bin al-Saud, thành viên hoàng gia Ả Rập Saudi, sống ở căn penthouse trên đảo Fisher, Miami, Mỹ. Khu vực giàu có này chỉ có thể tiếp cận bằng phà hoặc trực thăng.
"Saud" nhắc đến các mối quan hệ kinh doanh toàn cầu và tài khoản ngân hàng 600 triệu USD. Khi một đối tác kinh doanh ngồi trên chiếc Ferrari cùng "Saud", phàn nàn về việc vi phạm luật giao thông, “hoàng tử” nói không phải bận tâm.
Chiếc xe dùng biển ngoại giao nên được quyền miễn trừ, "Saud" giải thích. Trên thực tế, biển ngoại giao mà "Saud" nhắc đến là biển giả. Người đàn ông sống xa hoa ở Miami không phải là hoàng tử, thậm chí không phải công dân Ả Rập Saudi, mà chỉ là một người Colombia tên Anthony Gignac.
Hồi đầu năm nay, Anthony Gignac, 47 tuổi đã nhận tội ở tòa án liên bang Miami về việc giả mạo quan chức chính phủ nước ngoài, lừa đảo, ăn cắp.
Nhưng đó không phải là lần đầu tiên Giganc hầu tòa. Trong 30 năm qua, người đàn ông này không ít lần ra tòa vì tội lừa đảo nhưng đều thoát nạn nhờ danh nghĩa hoàng gia Ả Rập.
Theo nguồn tin từ cảnh sát, Gignac bắt đầu đóng giả hoàng tử Ả Rập từ năm 18 tuổi.
Một bức ảnh Gignac khoe độ giàu có của mình.
“Tôi đã từng phá nhiều vụ án lừa đảo”, một thám tử Miami nói. “Nhưng giả mạo hoàng gia Ả Rập thì đúng là đặc biệt”.
Những trò lửa đảo quốc tế của Gignac cũng khiến quan chức Ả Rập Saudi bối rối. “Đáng tiếc rằng chúng ta đang sống ở xã hội mà mọi người nghĩ rằng chỉ cần nhắc đến tên ai đó là xong”.
Theo tài liệu của cảnh sát, vào những năm 1970, Colombia chìm trong nội chiến và bất ổn. Gignac và người em trai Dan sống ở ngoài đường phố suốt hai năm. “Họ cố gắng tồn tại nhưng không bao giờ đủ ăn”, tài liệu viết. “Cái đói giống như một phần trong cuộc sống vậy”.
Khi Gignac lên 7 và em trai lên 5 vào năm 1977, hai cậu bé Colombia được một gia đình ở Michigan, Mỹ, nhận nuôi. Từ bé Gingac đã huênh hoang với các bạn rằng gia đình mình sở hữu resort đắt tiền hay mình là con của diễn viên Dom DeLuise nổi tiếng.
“Những ngày tháng đó hình thành nên con người Gignac, rằng nếu có tiền thì sẽ có quyền lực”, tài liệu viết.
Lớn lên, cha mẹ nuôi của Gignac ly hôn. Ở tuổi 17, Gignac một thân một mình sang California sinh sống, dưới cái tên Khalid bin al-Saud.
Gignac đã không ít lần phải hầu tòa vì tội lừa đảo.
“Gignac ăn cắp thẻ tín dụng để thuê xe limousine, ở khách sạn sang trọng và mua nhiều đồ trang sức, quần áo”, tài liệu của tòa án Michigan năm 2006 viết. “Trong những ngày mua sắm vô tội vạ, Gignac nói mình là hoàng tử Ả Rập Saudi”. Mỗi lần bị đưa ra tòa, Gignac lại nộp tiền tại ngoại và bỏ trốn.
Năm 1993, Gignac từng bị cướp ngay tại chính căn penthouse của mình ở khách sạn. Cảnh sát liên hệ với Đại sứ quán Ả Rập Saudi để thông báo về vụ tấn công nhằm vào một thành viên hoàng gia. Đại sứ quán trả lời rằng họ không biết cảnh sát Miami đang nhắc đến ai.
Một lần khác, Gignac bị bắt vì không trả khoản tiền 27.000 USD tiêu phung phí. Thẩm phán Miami khi đó tưởng Gignac là thành viên hoàng gia Ả Rập Saudi nên sắp xếp cho nộp bảo lãnh.
Hai người của tòa án đi theo Gignac để lấy tiền nhớ lại: “Tôi không biết anh ta làm thế nào. Anh ta đi vào một văn phòng và bước ra với thẻ tín dụng”.
Hai ngày sau, Gignac đáp chuyến bay đến New York bằng cách mua toàn bộ khoang hạng nhất. Ở New York, Gignac lại đặt toàn bộ tầng khách sạn 4 mùa.
Đến năm 2002, Gignac quay trở lại với việc giả mạo hoàng tử Ả Rập. Đối mặt với các nhà điều tra liên bang, Gignac nói mình là con nuôi của hoàng gia Ả Rập và nhận được rất nhiều tiền.
Gignac từng sống ở căn hộ trên đảo Fisher, lái chiếc Ferrari đắt tiền và đeo đồng hồ Rolex.
Trong phi vụ lừa đảo mới nhất, Gignac tự nhận mình là hoàng tử Ả Rập và muốn mua khách sạn Fontainebleau ở Miami của nhà phát triển bất động sản, tỷ phú Jeffrey Soffer.
"Hoàng tử trả giá rất cao nhưng muốn được đối tác thể hiện sự tôn trọng bằng những món quà xa xỉ trong quá trình đàm phán", nguồn tin cho biết.
Vì vậy, Soffer đã tặng cho Gignac một chiếc vòng tay Cartier trị giá hơn 52.000 USD và các tác phẩm nghệ thuật đắt tiền. Tỷ phú cũng đưa Gignac tới Aspen trên máy bay riêng của mình, nơi Gignac ở tại khách sạn St Regis sang trọng.
Gignac không biết rằng mình bị bại lộ khi dùng bữa với thịt lợn. Soffer ngay lập tức nghi ngờ vì người Hồi giáo không ăn thịt lợn. Ông ra lệnh cho đội an ninh của khách sạn điều tra và báo cảnh sát.
Gignac bị bắt vào tháng 11 năm ngoái và sẽ ra tòa vào tháng một năm sau ở Miami, sau nhiều lần trì hoãn.
Dân chơi Ả Rập Saudi Al-Waleed bin Talal là một người thực sự có “số má” trên thế giới, không chỉ ở mức độ ăn chơi...