Truyền thông Nga: Mỹ đề nghị Hy Lạp chuyển hệ thống phòng không S-300 và Tor-M1 cho Ukraine

Nếu đồng ý, Hy Lạp sẽ được thay thế các hệ thống phòng không S-300 và Tor-M1 bằng những hệ thống phòng không hiện đại theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Theo hãng thông tấn TASS của Nga, ngày 23/11, Mỹ đã đề nghị Hy Lạp chuyển các hệ thống phòng không S-300 và Tor-M1 tới Ukraine để đổi lấy các hệ thống tương tự của NATO. Hy Lạp đang xem xét đề xuất này để khởi động quá trình thay đổi căn bản cấu trúc phòng không của lực lượng vũ trang.

Hệ thống phòng không S-300 của Hy Lạp. Ảnh: Avia

Hệ thống phòng không S-300 của Hy Lạp. Ảnh: Avia

Trang Avia. Pro cũng đăng tải thông tin cho biết: Có thông tin cho rằng Hy Lạp chấp nhận đề xuất của Mỹ và các cuộc thảo luận liên quan sẽ bắt đầu trong tương lai gần. Nhiều khả năng vào đầu năm sau, Ukraine sẽ nhận lô hệ thống phòng không S-300PMU-1 và Tor-M1 từ Hy Lạp.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU. Ảnh: Military

Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU. Ảnh: Military

Hệ thống phòng không S-300 do Tổng công ty khoa học công nghiệp Almaz của Nga sản xuất. S-300 được triển khai lần đầu vào năm 1979 nhằm bảo vệ các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận trước những cuộc tấn công từ trên không của đối phương.

Những năm 1990, Nga đã tiến hành nâng cấp hệ thống phòng không S-300 lên tiêu chuẩn S-300PMU, NATO định danh SA-10 GRUMBLE.

Bản vẽ về các xe phóng của S-300PMU-1. Ảnh: armyrecognition

Bản vẽ về các xe phóng của S-300PMU-1. Ảnh: armyrecognition

Phiên bản mới S-300PMU-1 được cải thiện về tính cơ động, mở rộng radar chiến đấu và tăng mức độ tự động hóa trong hệ thống. S-300PMU-1 được phát triển để tăng cường sức mạnh ngăn chặn chiến đấu cơ tàng hình, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật. S-300PMU-1 được đánh giá có thể sánh ngang các hệ thống phòng không khác như PAC-1 và PAC-2 Patriot của Mỹ.

S-300PMU khai hỏa. Ảnh: Military

S-300PMU khai hỏa. Ảnh: Military

Ngoài các tên lửa 5V55R, S-300PMU-1 có thể phóng hai tên lửa mới là 9M96E1 và 9M96E2. Cả hai có trọng lượng lần lượt là 330 và 420 kg với đầu đạn mang theo nặng khoảng 24 kg. 9M96E1 có tầm bắn 40 km trong khi 9M96E2 là 120 km.

Cải tiến quan trọng của S-300PMU-1 là đưa vào sử dụng loại đạn tên lửa 48N6 cho phép mở rộng phạm vi tác chiến lên 150 km. Với tốc độ khoảng Mach 6 và đầu đạn HE nặng 70-100 kg, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu có tốc độ tối đa Mach 8, ở độ cao từ 10 m đến 27 km.

5P85TE là xe phóng của S-300 PMU1. Ảnh: armyrecognition

5P85TE là xe phóng của S-300 PMU1. Ảnh: armyrecognition

Hệ thống phòng không S-300PMU-1 sử dụng xe mang phóng 5P85TE/SE với khả năng cơ động tốt hơn. Cả hai đều được trang bị 4 tên lửa. Khẩu đội S-300PMU-1 cũng được hỗ trợ bởi xe chỉ huy 54K6E và xe khảo sát địa điểm 1T12. Các thiết bị chỉ huy và kiểm soát sử dụng khung gầm MAZ-543M 8x8 hoặc được kéo bởi xe tải KrAZ-260B.

Hệ thống radar được trang bị cho S-300 PMU1. Ảnh: Military

Hệ thống radar được trang bị cho S-300 PMU1. Ảnh: Military

S-300PMU-1 trang bị radar tác chiến 30N6/30N6-1 (phiên bản xuất khẩu 30N6E-1). S-300PMU-1 có tầm bắn 300 km, có thể phát hiện 100 mục tiêu và tấn công 6 mục tiêu trong số đó. Các hệ thống này cũng sử dụng radar thu nhận/cảnh báo sớm tầm thấp 76N6 (phiên bản xuất khẩu 76N6E) với tầm hoạt động hơn 120 km.

Hệ thống tên lửa Tor- M1. Ảnh: armyrecognition

Hệ thống tên lửa Tor- M1. Ảnh: armyrecognition

Trong khi đó, hệ thống tên lửa Tor được Liên Xô phát triển từ năm 1975, đưa vào biên chế năm 1986. Năm 1991, một phiên bản cải tiến Tor-M1 được đưa vào sử dụng với khả năng tấn công hai mục tiêu cùng lúc.

Bản vẽ của hệ thống Tor-M1. Ảnh: armyrecognition

Bản vẽ của hệ thống Tor-M1. Ảnh: armyrecognition

Mỗi xe Tor-M1 được trang bị 8 tên lửa 9M330 với chiều dài 3 m, đường kính 0.2 m và nặng 167 kg. Trong đó, đầu đạn nặng 15 kg, tầm bắn 12 km. Quả đạn có thể đạt tốc độ tối đa 3.500 km/h, dẫn đường bằng sóng vô tuyến và lắp ngòi nổ cận đích, cho phép diệt mục tiêu mà không cần va chạm trực tiếp.

Đối với tên lửa đánh chặn 9M331 được phóng theo chiều thẳng đứng, nó có thể vươn tới cự ly 12 km và trần bay là 6 km.

Hệ thống tên lửa đối không Tor M1 khai hỏa. Ảnh: Military

Hệ thống tên lửa đối không Tor M1 khai hỏa. Ảnh: Military

Khẩu đội chiến đấu tiêu chuẩn của Tor-M1 thường có 4 xe TLAR, một xe chỉ huy điều phối tác chiến và kết nối với mạng lưới phòng không, cùng xe hậu cần kỹ thuật và nạp đạn. Tổ lái của xe chiến đấu có 4 người gồm lái xe và ba thành viên kíp trắc thủ.

Nga khoe sức mạnh pháo phản lực BM-30 Smerch trong chiến dịch quân sự ở Ukraine

Kênh truyền hình Zvezda TV của Nga vừa đăng tải một số hình ảnh cho thấy pháo phản lực BM-30 Smerch (được mệnh danh là "cơn lốc") đã được lực lượng Nga huy động vào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Như Quỳnh ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN