Truyền thống lấy thân thử thuốc giúp giới khoa học Nga có vắc xin Covid-19 cực nhanh
Thông báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc chính thức phê duyệt vắc xin Covid-19 nhanh nhất thế giới đã khiến dư luận quốc tế “dậy sóng”. Với tên gọi “Sputnik V”, vắc xin Covid-19 của Nga đang được nhiều nước đặt mua với số lượng hàng tỷ liều.
Trong khi phương Tây tỏ ra nghi ngờ về chất lượng của “Sputnik V”, những chuyên gia hiểu rõ lịch sử thử nghiệm vắc xin của Nga sẽ không quá bất ngờ về thành tựu này, theo hãng tin The Print.
Các nhà khoa học Nga và Liên Xô cũ có truyền thống tự tiêm vắc xin thử nghiệm lên chính cơ thể mình.
Đầu tháng 4, Alexander Ginzburg và 100 đồng nghiệp khác của ông làm việc tại Viện Gamaleya – nơi điều chế vắc xin Covid-19 của Nga – đã tiêm trực tiếp vắc xin ngừa Covid-19 vào cơ thể mình, trước cả khi thử nghiệm trên khỉ.
Ginzburg, 68 tuổi, là nhà vi sinh học và là giám đốc Viện Gamaleya, cho biết, ông không quá lo lắng về rủi ro. Ông Ginzburg vẫn khỏe mạnh sau nhiều tháng tiêm thử mũi vắc xin đầu tiên.
Vắc xin ngừa Covid-19 của Nga mở ra hy vọng mới trong đại dịch (ảnh: RT)
Mặc dù hành động của ông Ginzburg và một số nhà khoa học khác là khá mạo hiểm nhưng điều này bất nguồn từ truyền thống “lấy thân thử thuốc” của nền y học Nga, Liên Xô cũ.
“Để tăng tốc phát triển vắc xin Covid-19. Một số nhà khoa học Nga tiêm thử nghiệm vắc xin lên chính cơ thể mình trước tiên, bất chấp hậu quả”, New York Times đánh giá.
Theo New York Times, có rất nhiều nhà khoa học Nga đã tự thử nghiệm thuốc, vắc xin lên cơ thể mình, trong đó, nổi tiếng nhất là cặp vợ chồng Marina Voroshilova và Mikhail Chumakov.
Vào những năm 1950, Chumakov là người sáng lập viện nghiên cứu bệnh bại liệt của Liên Xô. Thời điểm đó ở Mỹ, tiến sĩ Albert Sabin đang phát triển vắc xin ngừa bại liệt với virus còn sống.
Lấy lý do vắc xin bại liệt sử dụng virus bất hoạt do Jonas Salk điều chế đã có sẵn, giới chức Mỹ tỏ ra ngần ngại khi cho phép tiến sĩ Albert Sabin thử nghiệm vắc xin.
Năm 1955, Sabin gửi vắc xin ngừa bại liệt do mình điều chế cho người đồng nghiệp ở Liên Xô là Chumakov. Ông Mikhail Chumakov và vợ Marina Voroshilova đã tự thử nghiệm vắc xin này lên cơ thể.
Tuy nhiên, đối tượng hướng đến của vắc xin ngừa bại liệt là trẻ em. Vì vậy, vợ chồng Mikhail Chumakov, Marina Voroshilova đã cho 3 cậu con trai và một số người cháu họ sử dụng vắc xin ngừa bại liệt mới. Những đứa trẻ được ăn đường có tẩm vắc xin của Sabin.
Tổng thống Nga Putin cho biết, con gái ông đã tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 (ảnh: Reuters)
Thử nghiệm vắc xin của của vợ chồng ông Chumakov thành công và thuyết phục được cấp trên. Loại vắc xin bại liệt mới được sản xuất hàng loạt và sử dụng trên toàn cầu cho tới ngày nay.
3 người con trai của vợ chồng ông Chumakov lớn lên đều khỏe mạnh và trở thành nhà virus học. Họ đều bày tỏ sự tán thành với hành động của cha mẹ mình.
“Ai đó cần là người đầu tiên đứng lên thử nghiệm vắc xin. Tôi chưa từng giận bố mẹ mình vì điều đó. Thật tuyệt khi có người cha như vậy. Ông ấy có cơ sở và đủ niềm tin vào việc làm của mình. Chắc chắn bố mẹ tôi sẽ không làm tổn thương con cái họ”, tiến sĩ Peter Chumakov - một trong ba con trai của ông Chumakov - chia sẻ.
Giới khoa học Nga có truyền thống tự thử nghiệm vắc xin lên chính mình, theo New York Times (ảnh: NY Times)
Tiến sĩ Peter Chumakov đã điều chế 25 loại vắc xin phòng nhiều loại bệnh khác nhau. Tất cả đều được ông tự thử nghiệm lên chính mình.
“Đó là một truyền thống lâu đời. Nếu tôi là kỹ sư thiết kế một cây cầu, tôi sẽ đứng dưới chân cầu khi chiếc xe tải đầu tiên đi qua”, Konstantin Chumakov – một trong những người con của ông Chumakov – chia sẻ.
Hôm 11.8, Nga chính thức trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vắc xin ngừa Covid-19. Trong khi truyền thông...
Nguồn: [Link nguồn]