Trúng tên lửa Nga, xe tăng Mỹ sản xuất thành bó đuốc sống

Phiến quân Hồi giáo IS mới đây đã dùng tên lửa chống tăng Nga bắn cháy xe tăng M1 Abrams do Mỹ sản xuất tại chiến trường Mosul, Iraq.

Theo Mirror, đoạn video do kênh truyền thông ủng hộ IS đăng tải cho thấy tên lửa chống tăng lao đến mục tiêu, biến xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Iraq thành bó đuốc sống.

Đây là loại xe tăng M1 Abrams huyền thoại, xương sống trong lực lượng tăng thiết giáp Mỹ. Mỗi chiếc M1 Abrams ước tính có giá hơn 6 triệu USD/chiếc và nặng 60 tấn.

Tên lửa chống tăng mà IS sử dụng sau đó được xác định là 9M133 Kornet. Tên lửa bắn trúng mục tiêu ở ngã tư Qurayyah, phía nam Mosul.

Trúng tên lửa Nga, xe tăng Mỹ sản xuất thành bó đuốc sống - 1

Tên lửa 9M133 Kornet lao tới mục tiêu từ phía sau.

Quân đội Iraq lần đầu sử dụng các tên lửa 9M133 Kornet để phá hủy phương tiện di chuyển của IS năm 2014. Dường như, lực lượng khủng bố đã cướp được nhiều tên lửa loại này kể từ khi chiếm Mosul, thành phố lớn thứ hai của Iraq.

Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams được đánh giá là một trong những chiếc xe tăng tốt nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, phiên bản xuất khẩu cho Iraq không được trang bị giáp uranium nghèo,

Trúng tên lửa Nga, xe tăng Mỹ sản xuất thành bó đuốc sống - 2

Xe tăng M1 Abrams biến thành bó đuốc sống.

Lớp giáp ở phần đuôi xe tăng thường mỏng nhất. Quả tên lửa Kornet dễ dàng xuyên qua lớp giáp, kích nổ thùng nhiên liệu và đạn pháo bên trong xe tăng. Nếu kíp lái vẫn ở trong xe tăng khi trúng đạn thì hầu như không có khả năng sống sót.

9M133 Kornet (NATO định danh là AT-14 Spriggan) là loại tên lửa chống tăng có điều do Nga sản xuất từ năm 1998.

Kornet được trang bị đầu nổ lõm nặng 7 kg, có khả năng xuyên qua lớp giáp thép cán đồng nhất (RHA), vốn phổ biến trong các loại xe tăng hiện nay. Tên lửa được dẫn hướng bằng tia laser, với tầm bắn từ 100-5.500 mét hoặc lớn hơn nếu sử dụng đạn tên lửa cải tiến.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Mirror ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN