Trung Quốc vung tiền lấn xuống “sân sau” của Úc ở Thái Bình Dương để làm gì?

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Những hòn đảo hẻo lánh, vắng người sinh sống ở Nam Thái Bình Dương có thể là địa điểm phù hợp để chụp ảnh đăng lên mạng xã hội, nhưng đối với Trung Quốc và Úc, những hòn đảo này đang là trung tâm của sự cạnh tranh quyền lực.

Nhóm tác chiên tàu sân bay Trung Quốc trong một cuộc tập trận ở Thái Bình Dương.

Nhóm tác chiên tàu sân bay Trung Quốc trong một cuộc tập trận ở Thái Bình Dương.

Những hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương ngày nay là các chính quyền độc lập, nhưng vì kinh tế khó khăn nên là một trong những khu vực được viện trợ nhiều nhất thế giới.

Từ hàng thập kỷ qua, Úc là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào các hòn đảo này. Bởi vì Úc coi khu vực này đóng vai trò quan trọng với lợi ích và an ninh quốc gia.

Nhưng vài năm gần đây, Trung Quốc cũng xuất hiện, vung tiền xây dựng đường sá, trường học và cả sân bay.

Ở Úc, các chuyên gia đã bày tỏ lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc xuống đến tận Nam Thái Bình Dương.

“Úc dĩ nhiên có lý do để lo ngại về khoản tiền đầu tư khổng lồ từ Trung Quốc”, Michael O'Keefe, chuyên gia về khu vực Thái Bình Dương ở đại học La Trobe, nói.

Theo số liệu từ Viện Lowy năm 2017, Trung Quốc cam kết đầu tư 5,7 tỉ USD vào xây dựng cơ sở hạ tầng cho chính quyền các hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương. Con số này của Úc là 5,87 tỉ USD.

Trung Quốc đang làm gì ở Nam Thái Bình Dương?

Mục đích của Trung Quốc hoàn toàn khác so với Úc, theo CNN. Úc đầu tư hướng đến việc cải thiện sức khỏe, giáo dục cho người dân sống tại các hòn đảo này. Nhưng các khoản đầu tư không đem lại kết quả lâu dài vì đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, thường xuyên bị thiên tai đe dọa.

Trong khi đó, Trung Quốc vung tiền xây dựng cơ sở hạ tầng. Những gì người dân ở Nam Thái Bình Dương cần, Trung Quốc đều đem đến. Nói cách khác, các dự án của Trung Quốc đều liên quan đến cơ sở hạ tầng, còn Úc lại đầu tư vào các lĩnh vực khác.

Trung Quốc vung tiền lấn xuống “sân sau” của Úc ở Thái Bình Dương để làm gì? - 2

Trung Quốc vung tiền lấn xuống “sân sau” của Úc ở Thái Bình Dương để làm gì? - 2

Trung Quốc vung tiền xây dựng cơ sở hạ tầng cho các đảo quốc ở Nam Thái Bình Dương.

Ở Papua New Guinea, Trung Quốc đầu tư 85 triệu USD nâng cấp đường sá cho quốc gia này. Trong khi đó, Úc lại chi tới 219 triệu USD để cung cấp vaccine ngăn ngừa HIV và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Nhưng điều đáng lo ngại là các khoản đầu tư của Trung Quốc thuộc dạng cho vay, còn Úc là viện trợ không hoàn lại.

Các khoản vay thường kéo dài 10 năm hoặc hơn và cho đến nay, chưa thấy dấu hiệu rằng các quốc gia ở Nam Thái Bình Dương bắt đầu trả nợ, theo nghiên cứu của viện Lowy.

Nhưng việc các hòn đảo này có trả được nợ hay không có lẽ không phải điều Trung Quốc quan tâm. Nói cách khác, việc vung tiền cho vay chỉ là sự khởi đầu.

Trung Quốc tham vọng kiểm soát khu vực

Có nhiều lý do để giải thích việc Trung Quốc quan tâm đến khu vực này. Đó có thể là nguồn lợi kinh tế từ lượng khoáng sản dồi dào chưa khai thác, đặc biệt là gỗ, mỏ kim loại quý và khí tự nhiên.

Thứ hai là việc Trung Quốc muốn tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia nhỏ bé ở Nam Thái Bình Dương, trong các vấn đề quốc tế, bao gồm việc yêu cầu các hòn đảo này không thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan.

Ngày càng nhiều người Trung Quốc đến các hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương sinh sống và làm việc.

Ngày càng nhiều người Trung Quốc đến các hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương sinh sống và làm việc.

Vấn đề thứ ba nằm ở khả năng Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự tại các hòn đảo này. Tháng 4.2018, tờ Sydney Morning Herald đăng tải thông tin Trung Quốc và Vanuatu đang thảo luận về việc cho binh sĩ Trung Quốc đóng quân thường trực trên đảo. Cả Bắc Kinhvà Vanuatu đều bác bỏ thông tin này.

Hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương là dấu hiệu khiến Mỹ quan ngại. Washington vẫn duy trì một số căn cứ ở khu vực, bao gồm đảo Guam và đảo Marshall.

Thiết lập căn cứ quân sự ở Nam Thái Bình Dương, Trung Quốc có thể giành vị trí chiến lược, đe dọa đến hoạt động của Mỹ trong khu vực, và đặc biệt là đồng minh của Mỹ như Úc và New Zealand.

3 trong 5 tuyến đường giao thương của Úc qua khu vực này. Một khi Trung Quốc nắm quyền kiểm soát các tuyến đường giao thương này, Úc đối mặt với nguy cơ bị cô lập.

Chính quyền Úc biết điều này, nhưng hiện chưa có biện pháp đối phó hiệu quả, theo CNN.

Tàu Trung Quốc ở bãi Tư Chính phạm luật quốc tế nghiêm trọng

Các diễn biến mới tại Biển Đông cho thấy Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN