Trung Quốc và thách thức thuyết phục người dân chi tiêu

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Chi tiêu tiêu dùng ì ạch là một trong những yếu tố khiến kinh tế Trung Quốc gặp khó kể từ khi đại dịch bùng phát và không có nhiều dấu hiệu cho thấy tình hình được cải thiện trong năm 2022.

 Theo đài CNBC, tiêu dùng, cùng với thị trường bất động sản, là hai lĩnh vực khiến các chuyên gia kinh tế lo ngại nhất khi đề cập đến viễn cảnh tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay. Thông cáo của Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc vào tháng rồi cũng nhấn mạnh đến một loạt sức ép mà kinh tế đất nước đối mặt, trong đó có nhu cầu tiêu dùng giảm, cú sốc về nguồn cung… Thông cáo này khẳng định Bắc Kinh sẽ tập trung vào ổn định nền kinh tế và giữ tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý trong năm nay.

Bên trong một trung tâm mua sắm ở thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc hồi tháng 12-2021 Ảnh: Reuters

Bên trong một trung tâm mua sắm ở thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc hồi tháng 12-2021 Ảnh: Reuters

Nhà kinh tế trưởng Wang Jun của Ngân hàng Zhongyuan (Trung Quốc) nhận định vấn đề cốt lõi ở đây là nhu cầu suy yếu hoặc không đủ. Theo ông Wang, nguyên nhân chính khiến tăng trưởng kinh tế không thể duy trì là nhu cầu suy yếu trong bối cảnh đại dịch tác động tiêu cực đến thu nhập của người dân. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là chính quyền địa phương cắt giảm chi tiêu cho các dự án hạ tầng. Nhìn chung, thu nhập và việc làm thiếu ổn định khiến người dân không còn sẵn sàng chi tiêu như trước. Theo nhà kinh tế trưởng Jianguang Shen của Công ty thương mại điện tử JD.com (Trung Quốc), việc tiêu dùng phục hồi thế nào trong năm nay sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế.

Doanh số bán lẻ ở Trung Quốc đã giảm trong năm 2020 bất chấp nền kinh tế vẫn tăng trưởng. Với mức giảm này, quý I/2021 ghi nhận doanh số bán lẻ tăng vọt. Tuy nhiên, mức tăng này đã chậm dần, đặc biệt kể từ mùa hè vừa qua. Tính chung 11 tháng đầu năm 2021, doanh số bán lẻ của Trung Quốc vẫn tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước đó. Một thống kê đáng chú ý khác, theo các nhà phân tích của Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ), là người tiêu dùng Trung Quốc trong năm ngoái chi tiêu nhiều cho thực phẩm và quần áo hơn các dịch vụ, như giáo dục, giải trí… Goldman Sachs cũng dự báo GDP của Trung Quốc sẽ tăng 4,8% trong năm 2022, so với mức 7,8% dự kiến trong năm 2021.

Trung Quốc sắp bị ”soán ngôi” quốc gia đông dân nhất thế giới?

Trong năm 2022, dân số thế giới sẽ tăng thêm khoảng 74 triệu, nâng tổng số dân toàn cầu lên hơn 7,8 tỷ người, Cục điều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Phương ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN