Trung Quốc 'tung' kế hoạch mới: Chủ động tiến hành chiến tranh
Các chuyên gia lo ngại chiến lược mới của Trung Quốc - chủ động tiến hành chiến tranh sẽ khiến chiến sự bùng nổ trong tương lai.
Theo các nhà phân tích, Trung Quốc lên kế hoạch thay đổi chiến lược trong chiến tranh. Cụ thể, thay vì thụ động ứng biến với các cuộc chiến mà những quốc gia khác mang tới, Bắc Kinh sẽ chủ động hoạch định chiến lược để tiến hành chiến tranh, tờ South China Morning Post đưa tin.
Trung Quốc đổi chiến lược: chủ động tiến hành chiến tranh
Sự chuyển hướng chiến lược này được nhấn mạnh trong “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14” của Trung Quốc công bố vào hồi đầu tháng 11-2020.
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Hứa Kì Lượng cho biết Trung Quốc phải tăng cường các phương pháp tiếp cận chiến lược để “đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ thụ động thích ứng với chiến tranh sang chủ động hoạch định cách thức tiến hành một cuộc chiến tranh ”.
Bên cạnh đó, ông nói rằng Trung Quốc cần phải xây dựng một lực lượng quân đội hiện đại. Theo một thông cáo được đưa ra sau một cuộc họp cấp cao vào tháng trước, Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2027 là quân đội nước này sẽ trở thành lực lượng quân sự hiện đại.
Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội hiện đại vào năm 2027. Ảnh: REUTERS
Cựu chỉ huy Quân đoàn Pháo binh số hai của quân đội Trung Quốc Song Zhongping cho biết việc chú trọng vào việc “hoạch định” chiến tranh cho thấy rằng Trung Quốc sẽ tập trung nhiều hơn vào việc phát triển vũ khí để đánh giá khả năng của mình trong việc tiến hành một cuộc chiến trong tương lai.
Ông Song nói: “Trong những năm qua, Trung Quốc luôn ở thế bị động”. Ông cho rằng Trung Quốc chỉ “tuỳ cơ ứng biến” trước những kế hoạch và vũ khí mà quốc gia khác mang tới. Nếu Trung Quốc có thể chiếm thế thượng phong nghĩa là làm chủ diễn biến của cuộc chiến thì các quốc gia khác sẽ phải xuôi theo Trung Quốc.
Bắc Kinh ráo riết thực hiện chiến lược mới
Theo các nhà phân tích, đây là một sự thay đổi chiến lược lớn của quân đội Trung Quốc.
Nhà phân tích cấp cao về chiến lược và năng lực quốc phòng tại Viện Chính sách Chiến lược Úc Malcolm Davis cho biết lời của ông Hứa Kỳ Lượng cho thấy Trung Quốc đang cố nắm thế chủ động và định hình các sự kiện quân sự.
Ông còn nói rằng điều này cũng ngụ ý rằng Bắc Kinh đang tìm áp dụng những công nghệ mới trong quân sự như sử dụng trí tuệ nhân tạo, hệ thống tự trị, công nghệ siêu âm, chiến tranh không gian và nhiều thứ khác nhanh hơn Mỹ có thể làm để giành được lợi thế.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, vũ khí năng lượng cao như súng laser và súng điện từ railgun, hệ thống liên lạc và radar lượng tử, vật liệu tàng hình mới, robot chiến đấu tự động, tàu vũ trụ quỹ đạo và các công nghệ như lắp các bộ phận giả và bộ xương ngoài trợ lực.
Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận ở Biển Đông năm 2017. Ảnh: GETTY IMAGES
Theo một báo cáo hồi tháng 8 của Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ, quân đội Trung Quốc đã không còn tụt hậu so với Mỹ. Báo cáo ghi rằng Trung Quốc là đối thủ mạnh nhất của Mỹ trong công nghệ quân sự tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử.
Nguy cơ chiến tranh bùng nổ từ chiến lược mới
Phó giáo sư Michael Raska của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) cho biết Trung Quốc đã trở nên tự tin hơn khi sức mạnh công nghệ của họ phát triển.
Ông Raska nói: “Với sự phát triển công nghệ-quân sự vượt trội của mình, quân đội Trung Quốc đang thay đổi mô hình lập kế hoạch hoạt động dựa trên đánh giá của họ về các cuộc chiến trong tương lai”.
Điều này bao gồm việc lập bản đồ các đối thủ chiến lược, xác định các trọng điểm thực địa để triển khai quân đội và xác định các nguyên tắc hoạt động chung trong sử dụng lực lượng ở các cuộc chiến tương lai.
Tuy nhiên, ông Davis cho biết các nước khác trong khu vực và Mỹ có thể sẽ phản ứng lại những động thái này của Trung Quốc.
Ông nói rằng nếu Trung Quốc theo đuổi việc chủ động tiến hành chiến tranh, các nước ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Mỹ sẽ tìm cách đối trọng với các động thái của Trung Quốc. Các nước này đảm bảo rằng lợi thế tấn công đầu tiên của Trung Quốc không chỉ bị giảm cường độ hay vô hiệu hóa, mà còn có khả năng đảo ngược lợi thế cho phía bên kia. Ông nói thêm rằng các nước này có thể sẽ buộc phải chuẩn bị cho khả năng một cuộc chiến tranh sẽ nổ ra.
Giữa lúc nước Mỹ còn chưa xác định được tổng thống mới sau cuộc bầu cử ngày 3-11, các chỉ huy không quân nước này...
Nguồn: [Link nguồn]