Trung Quốc tự rước lấy phiền toái khi xây đảo phi pháp ở Biển Đông?

Trung Quốc những năm qua không ngừng bồi đắp trái phép đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông, nhưng dường như hoạt động này không mang lại nhiều lợi ích mà còn gây rắc rối.

Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Manila, Philippines, ngày 18.6.2019.

Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Manila, Philippines, ngày 18.6.2019.

Theo Foreign Policy, kể từ năm 2013, Trung Quốc đã cải tạo phi pháp, mở rộng hơn 1.000 hécta đất tại các đảo nhân tạo, lắp đặt trên các hòn đảo này hệ thống cảm biến, radar, đường băng, hải cảng và boong ke. Năm 2015, Trung Quốc khẳng định rằng các hoạt động cải tạo không nhằm “quân sự hóa”, mà chỉ đảm bảo an toàn hàng hải, phòng chống thiên tai.

Nhưng Trung Quốc có thể quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp đến mức nào? Báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc cho thấy các hoạt động cải tạo của Trung Quốc đã chấm dứt kể từ khi bổ sung thêm tổ hợp phòng không và tên lửa chống hạm ở đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm ngoái.

Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, gần đây đưa ra nhận định, rằng Trung Quốc không còn gì lý do gì quân sự hóa đảo nhân tạo phi pháp. Đó là bởi Trung Quốc đã đạt đến giới hạn về năng lực quân sự.

Theo Foreign Policy, các hoạt động đơn phương quân sự hóa đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc đã khiến nước này tổn hại nhiều về quan hệ với các nước láng giềng. Các đảo nhân tạo phi pháp cũng không giúp Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn Biển Đông, dù là thời bình hay thời chiến.

Các hoạt động này chỉ càng khiến Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, làm giảm tính chất biểu tượng mà Trung Quốc tham vọng gán cho những hòn đảo họ chiếm đóng phi pháp này. Nó cũng chỉ khiến Trung Quốc gặp khó khăn hơn trong đàm phán ngoại giao và hạ nhiệt khủng hoảng.

Trung Quốc những năm vừa qua không ngừng sử dụng các tàu hải cảnh, tàu dân sự để gây sức ép với tàu thuyền các nước láng giềng. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển và phán quyết Tòa Trọng Tài quốc tế năm 2016 đã bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc.

Hồi đầu năm 2016, tình báo Mỹ đánh giá các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp có thể làm nơi đồn trú một lực lượng đáng kể. 3 năm sau, Trung Quốc vẫn chưa đưa thêm máy bay, oanh tạc cơ chiến lược có thể tấn công mục tiêu trên đất liền, lên các đảo nhân tạo này.

Đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép  ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép  ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo Foreign Policy, yếu tố khí hậu – môi trường, có thể là nguyên nhân Trung Quốc không đưa tất cả vũ khí ra Biển Đông. Năm 2017, truyền thông Trung Quốc nhắc đến việc các tiêm kích J-11 bay ra Biển Đông phải được bảo vệ đặc biệt trước độ ẩm và nhiệt độ cao.

Báo cáo gần đây cho thấy tình trạng ăn mòn, xuống cấp của các trang bị vũ khí Trung Quốc trên đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trở nên nghiêm trọng. Một cơn bão lớn hình thành từ Thái Bình Dương hoàn toàn có thể quét sạch những gì Trung Quốc mất nhiều năm để xây dựng.

Sự hữu dụng của các đảo nhân tạo Trung Quốc cải tạo phi pháp cũng là dấu hỏi? Các hòn đảo này chỉ trở thành mục tiêu hàng đầu của các tàu chiến Mỹ và đồng minh, chứ không hề tạo ra ưu thế cho Trung Quốc.

Khoảng cách giữa các đảo nhân tạo phi pháp và Trung Quốc đại lục là rất xa, khiến các hòn đảo này dễ dàng bị khuất phục nếu có chiến tranh kéo dài.

Ở giai đoạn đầu xung đột, các đảo nhân tạo trái phép có thể giúp Trung Quốc giáng đòn tấn công bằng tên lửa và không kích. Nhưng khoảng cách từ các đảo trái phép đó đến đảo Hải Nam cũng lên tới 900km, sẽ rất khó để Trung Quốc có thể tiếp tục giữ lại.

Đó là chưa kể các đảo nhân tạo phi pháp hầu hết theo có quy mô nhỏ, nằm trơ trọi, không lẫn với mục tiêu dân sự, nên các đòn tấn công tầm xa của Mỹ và đồng minh sẽ dễ dàng vô hiệu hóa hoàn toàn.

Theo Foreign Policy, giá trị chiến lược của các đảo Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa (chủ quyền của Việt Nam) cũng là không rõ ràng. Trung Quốc có thể vươn tầm kiểm soát ra khắp Biển Đông từ các đảo chiếm giữ phi pháp này, nhưng không thể với đến các vị trí chiến lược khác như eo biển Singapore, eo biển Sunda và Lombok ở Indonesia.

Nếu xung đột xảy ra, một số quốc gia ở Đông nam Á, với sự hỗ trợ của Mỹ và đồng minh, có thể phong tỏa các tuyến đường dẫn đến Biển Đông, cô lập hạm đội và tàu thuyền của Trung Quốc. Nếu như vậy, Trung Quốc có kiểm soát Biển Đông cũng như giống như kiểm soát một cái hồ khổng lồ, với các đảo nhân tạo trái phép không có nhiều giá trị, theo Foreign Policy.

Trung Quốc thiệt hại nặng vì vội vàng quân sự hóa Biển Đông

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang loay hoay tìm kiếm một lớp phủ vật liệu mới cho các vũ khí và công trình xây dựng trái...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Foreign Policy ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN