Trung Quốc tự hại mình vì ra đòn với Úc?
Nỗ lực đe dọa Úc của Trung Quốc có thể sẽ phản tác dụng và khiến các quốc gia phương Tây phải cân nhắc những hành động mới nhất từ Bắc Kinh.
Trên đây là bình luận của báo The Sydney Morning Herald (SMH) đăng tải ngày 30-11.
Theo SMH, cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đã gây thiệt hại cho Trung Quốc. Tuy nhiên, chính các công ty và người tiêu dùng Mỹ cũng bị tác động bằng việc phải chịu mức giá hàng hóa cao hơn. Vì vậy, SMH cho rằng lệnh cấm của Trung Quốc đối với hàng hóa Úc sẽ nhận lại tác động tương tự.
Úc là một trong những đối tác thương mại lớn của Trung Quốc bởi được đánh giá là đáng tin cậy, có những sản phẩm chất lượng cao và giá cả cạnh tranh. Lấy ví dụ than cốc. Úc hiện cung cấp khoảng một nửa lượng than luyện kim cho các nhà máy thép Trung Quốc. Dù Trung Quốc sở hữu ngành công nghiệp than nội địa khổng lồ song các nhà máy thép của họ vẫn cần loại than cao cấp do Úc sản xuất.
Úc hiện cung cấp khoảng một nửa lượng than luyện kim cho các nhà máy thép Trung Quốc. Ảnh: SMH
Kể từ lần đầu tiên Bắc Kinh thông qua lệnh cấm đối với than của Canberra, khoảng 7 triệu tấn than ước tính trị giá 700 triệu USD đã bị mắc kẹt và đang chờ dỡ hàng tại các cảng của Trung Quốc. Giá than cốc xuất khẩu của Úc đã giảm xuống khoảng 100 USD/tấn, mức thấp nhất trong 4 năm qua và thấp hơn gần 30% so với mức giá cách đây 2 tháng.
Trung Quốc nói rằng việc hạn chế nhập khẩu than của Úc là do nhiều nhà sản xuất của Úc "không đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường". Rõ ràng lệnh cấm này đang làm Úc bị tổn hại. Nhưng phía Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ khi giá than nội địa tăng mạnh, cao gấp đôi giá than nhập khẩu, trong khi Trung Quốc nhập than cốc của Mỹ và Canada để thay thế thân Úc với giá tăng vọt.
Hậu quả, các nhà máy thép Trung Quốc phải trả nhiều tiền hơn cho các loại than có chất lượng kém hơn, dẫn đến giảm năng suất hoạt động, tạo ra nhiều khí thải độc hại cho môi trường và các sản phẩm kém chất lượng hơn.
SMH cho biết để trừng phạt Úc, Trung Quốc đang làm tổn hại khả năng cạnh tranh của ngành thép nội địa bằng việc cho các đối thủ cạnh tranh tiếp cận nguồn nguyên liệu thô có chất lượng cao hơn với giá thấp hơn, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Một ví dụ khác là Trung Quốc đánh thuế cao rượu vang của Úc vì "bán phá giá". Úc là nhà xuất khẩu rượu vang lớn nhất của Trung Quốc. Mức thuế 169,3% đối với các loại rượu vang Úc, thậm chí lên tới 200%, sẽ khiến chúng ít xuất hiện tại thị trường đại lục, qua đó giảm bớt sự lựa chọn dành cho người tiêu dùng Trung Quốc.
Trung Quốc đánh thuế cao rượu vang của Úc vì "bán phá giá". Ảnh: SMH
Nguồn: [Link nguồn]
Thủ tướng Úc đích thân đăng thông điệp lên Wechat, nền tảng mạng xã hội được đông đảo người Trung Quốc sử dụng,...