Trung Quốc toan tính điều gì ở quần đảo Indonesia trên Biển Đông?

Trung Quốc cần thận trọng trong vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Natuna, phía nam Biển Đông với Indonesia, cựu quan chức ngoại giao Singapore Kishore Mahbubani nhận định.

Tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng biển quanh quần đảo Natuna của Indonesia.

Tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng biển quanh quần đảo Natuna của Indonesia.

Theo SCMP, ông Mahbubani nói rằng chưa có bất kì quốc gia thành viên nào bày tỏ mong muốn gia nhập nhóm các quốc gia cùng Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc nhằm đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Nhưng để duy trì tình trạng như hiện nay, Trung Quốc cần thận trọng trong vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Natuna ở phía nam Biển Đông, ông Mahbubani, hiện là chuyên gia tại Viện Nghiên cứu châu Á ở Đại học Quốc gia Singapore, nói.

Quần đảo Natuna là nơi có ngư trường đánh bắt cá truyền thống của Indonesia. Những năm qua, khu vực này trở thành trung tâm căng thẳng giữa Trung Quốc và Indonesia.

Lực lượng tuần duyên Indonesia đã nhiều lần phát hiện tàu cá Trung Quốc, được sự hộ tống của tàu hải cảnh, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý quanh quần đảo Natuna.

Tháng 12.2019, Indonesia từng triệu đại sứ Trung Quốc, đưa chiến đấu cơ F-16 tuần tra khu vực. Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng đích thân đặt chân lên quần đảo trong chuyến thăm 2 ngày để khẳng định sự quyết tâm của Jakarta.

Đến tháng 1 năm nay, tàu nghiên cứu Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển Indonesia. Con tàu không bật thiết bị định vị và có nhiều hành động đáng ngờ.

Trung Quốc từng tuyên bố vùng biển quanh quần đảo Natuna là ngư trường truyền thống của nước này, ngỏ ý sẵn sàng giải quyết bất đồng thong qua đàm phán song phương.

Jakarta khẳng định tuyên bố của Trung Quốc là không có cơ sở và không có lý do để đàm phán.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo thăm quần đảo Natuna năm 2020.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo thăm quần đảo Natuna năm 2020.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc nhắm đến vùng biển quanh quần đảo Natuna của Indonesia với lý do khu vực này chồng lấn với cái gọi là vùng đặc quyền kinh tế tính từ quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép tại một số đảo, đá.

“Trung Quốc và Indonesia chưa đạt thỏa thuận phân định ranh giới biển”, chuyên gia Lei Xiaolu tại Đại học Vũ Hán ở Trung Quốc, nói. “Các hoạt động đánh bắt cá không bị cấm ở vùng biển đang chờ phân định ranh giới tranh chấp”.

Indonesia đã khẳng định lập trường không công nhận bất cứ thực thể nào nằm trong đường 9 đoạn mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố ở Biển Đông.

Giới chức quốc phòng Indonesia từng nhắc đến kịch bản tồi tệ nhất. Đó là Trung Quốc đưa binh sĩ đổ bộ lên quần đảo Natuna. Đó là lý do Indonesia liên tục huy động tàu chiến, chiến đấu cơ và các thiết bị trinh sát, tuần tra khu vực quanh quần đảo.

Trong khi Indonesia tích cực huy động hải quân tuần tra, có những lý do để lo ngại rằng Trung Quốc sẽ còn có những hành động “cưỡng ép” ở khu vực tranh chấp, chuyên gia Atriandi Supriyanto đến từ Đại học Quốc gia Úc, nói.

“Tôi lo ngại rằng sự kiềm chế của Indonesia chỉ có giới hạn. Sớm hay muộn, Indonesia có thể phải tính đến việc hợp tác quân sự với Mỹ để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc”, ông Supriyanto nói.

René Pattiradjawane, một nhà nghiên cứu ở Jakarta, cho biết, từ năm 1994, Cục Quản lý Ngư nghiệp của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã công bố tấm bản đồ tuyên bố toàn bộ khu vực quanh quần đảo Natuna là ngư trường đánh cá của Trung Quốc. Điều này khiến Indonesia bất ngờ.

Ông Pattiradjawane nói Indonesia đặc biệt quan ngại vì Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngư trường đánh cá kéo dài xuống tận vùng biển phía nam quần đảo Natuna, vượt ra ngoài đường 9 đoạn phi pháp.

Collin Koh, chuyên gia tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho rằng Bắc Kinh sẽ không gây sức ép quá lớn với Jakarta, vì tầm ảnh hưởng chính trị của Indonesia ở Đông Nam Á.

“Indonesia đang rất tích cực tham gia dàn xếp các vấn đề trong khu vực, gần đây nhất là cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar”, ông Koh nói.

'Sự bành trướng của Bắc Kinh đe dọa hệ sinh thái Biển Đông'

Theo Viện ORF, các hoạt động bành trướng của Trung Quốc gây tổn hại đến hệ sinh thái tại Biển Đông, ảnh hưởng an...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN