Trung Quốc thúc đẩy phân chia của cải xã hội, người giàu có bị “bóp nghẹt”?

Trung Quốc đặt mục tiêu thúc đẩy “sự thịnh vượng chung”, trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắm tới vấn đề bất bình đẳng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần nhắc đến cụm từ "thịnh vượng chung" trong năm nay.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần nhắc đến cụm từ "thịnh vượng chung" trong năm nay.

Một quan chức đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 26.8 đã lên tiếng làm rõ hơn về chiến lược trên, nói rằng “không có nghĩa là 'xóa sổ' người giàu để giúp người nghèo”, theo SCMP.

Trung Quốc cũng phải “đề phòng rơi vào bẫy của sự nghèo đói”, Han Wenxiu, quan chức thuộc ủy ban tài chính và kinh tế trung ương Trung Quốc, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, ám chỉ việc các cá nhân không có động lực để làm việc, phấn đấu.

“Những người làm giàu trước nên giúp đỡ những người đi sau, nhưng người chăm chỉ vẫn cần được khuyến khích”, ông Han nói.

“Chúng ta không thể chờ đợi sự giúp đỡ, dựa vào sự giúp đỡ hoặc cầu xin sự giúp đỡ của người khác. Chúng ta không thể hỗ trợ những người không làm gì cả”, ông Han nói thêm.

Trong cuộc họp diễn ra ngày 17.8 với sự tham gia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh nói sẽ bảo vệ người có thu nhập hợp pháp, nhưng “điều chỉnh nhóm người có thu nhập cao vượt mức”.

Các cá nhân và tổ chức có thu nhập cao được khuyến khích đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

Ông Han nói việc đóng góp “không bắt buộc”, có thể được khuyến khích thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Sự thay đổi diễn ra trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc tăng cường giám sát và siết chặt các quy định đối với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các tập đoàn công nghệ khổng lồ.

Các nhà đầu tư tin rằng, một sự thay đổi lớn đang diễn ra ở Trung Quốc khi chính phủ tích cực theo đuổi cải cách nhằm giảm áp lực chi phí sinh hoạt của người dân, trong khi tăng chi phí của các doanh nghiệp.

Các chính sách chấn chỉnh và điều chỉnh trên nền tảng internet gần đây của Trung Quốc nhằm vào các hành vi bất thường và bất hợp pháp, “tuyệt đối không nhằm vào các công ty tư nhân hoặc các công ty nước ngoài”, ông Han nhấn mạnh.

Theo dữ liệu của Bloomberg News, khi ông Tập tuyên bố thúc đẩy mục tiêu hướng tới “sự thịnh vượng chung”, 7 tỉ phú Trung Quốc đã quyên góp số tiền kỷ lục 5 tỉ USD cho các tổ chức từ thiện, vượt 20% so với số tiền quyên góp trên cả nước vào năm 2020.

Ông Tập đã nhấn mạnh đến việc phân chia của cải xã hội ở Trung Quốc, đề cập đến mục tiêu thịnh vượng chung ít nhất 65 lần trong các bài phát biểu và cuộc họp trong năm nay, nhiều hơn gấp đôi so với năm ngoái.

Trung Quốc sẽ tập trung vào chiến lược “điều chỉnh hợp lý các trường hợp có thu nhập cao quá mức, trong khi khuyến khích người có thu nhập cao và các tập đoàn đóng góp nhiều hơn cho xã hội”.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, ý tưởng về “bàn tay xã hội” này sẽ dựa trên nghĩa vụ đạo đức và kì vọng của xã hội để truyền cảm hứng cho những người giàu nhất đất nước quyên góp tài sản.

Trong trận mưa lũ “ngàn năm có một” ở tỉnh Hà Nam, những người nổi tiếng và các công ty có tiếng tăm ở Trung Quốc đã đóng góp số tiền tương đương 600 triệu USD để hỗ trợ khắc phục hậu quả.

Những gã khổng lồ công nghệ ở Trung Quốc cũng cam kết sử dụng lợi nhuận ở hiện tại và tương lai để đầu tư vào các dự án từ thiện, bao gồm 15 tỉ đô la Mỹ do Tencent Holdings cam kết, dành cho các chương trình trách nhiệm xã hội. Pinduoduo, công ty sở hữu nền tảng thương mại điện tử lớn thứ hai Trung Quốc, cam kết hỗ trợ 1,5 tỉ USD cho hoạt động phát triển nông nghiệp.

Vì sao ông Tập Cận Bình muốn nhà giàu Trung Quốc ‘trả lại của cải cho xã hội’?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa cam kết tái phân bổ của cải trong xã hội, gia tăng áp lực với các doanh nghiệp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN