Trung Quốc thiệt hại nặng vì vội vàng quân sự hóa Biển Đông

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang loay hoay tìm kiếm một lớp phủ vật liệu mới cho các vũ khí và công trình xây dựng trái phép trên các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.

Trung Quốc thiệt hại nặng vì vội vàng quân sự hóa Biển Đông - 1

Tàu chiến, tàu sân bay của Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức vì khí hậu ở Biển Đông.

“Các khẩu pháo không thể sử dụng được nữa chỉ sau 3 tháng vì bị ăn mòn, rỉ sét”, một nhà nghiên cứu tham gia vào dự án nói, theo SCMP.

Không chỉ có vũ khí, radar và hệ thống phóng tên lửa, hạ tầng và đường băng sân bay, đường ống, thậm chí cả phần nền mà Trung Quốc sử dụng để xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở Biển Đông đều có nguy cơ bị hủy hoại nhanh chóng.

Hu Qigao, giáo sư Đại học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ở tỉnh Hồ Nam, nói các công trình trên đảo nhân tạo phi pháp ở Biển đông hoàn thành trong giai đoạn năm 2013-2015 đã bắt đầu có vấn đề.

"Vì những lý do lịch sử, Trung Quốc đã không nghiên cứu đầy đủ môi trường tự nhiên ở Biển Đông cũng như tác động của nó đến các cấu trúc kỹ thuật trên những đảo đá”, ông Hu viết.

Trung Quốc thiệt hại nặng vì vội vàng quân sự hóa Biển Đông - 2

Lớp phủ graphene được Trung Quốc nghiên cứu cho cả mục đích quân sự và dân sự.

Các thách thức được nêu ra bao gồm nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, sương mù, nông độ muối trong không khí và bức xạ nhiệt lớn. Việc các khí tài quân sự và vật liệu xuống cấp nhanh chóng là điều khiến quân đội Trung Quốc bất ngờ.

"Các cấu trúc bê tông bắt đầu bị tan ra sau chưa đầy 3 năm, và các trang bị kim loại bị hỏng sau khoảng 1 năm do ăn mòn," ông Hu viết. "Sự ăn mòn nhanh chóng không chỉ tác động nghiêm trọng đến hoạt động mà còn  làm gia tăng đáng kể chi phí vận hành, bảo trì”.

Rỉ sét khí tài là vấn đề lớn đối với quân đội các nước trên thế giới. Mỹ đã chi tới 21 tỷ USD/năm để đối phó với tình trạng rỉ sét trên các chiến đấu cơ, tàu chiến, tên lửa và vũ khí hạt nhân, theo báo cáo của Lầu Năm Góc.

Số liệu của quân đội Trung Quốc không được công bố, nhưng Viện khoa học Trung Quốc (CAS) năm 2017 nói hiện tượng ăn mòn đã tiêu tốn của Trung Quốc khoảng 300 tỉ USD vào năm 2014, tương đương 3% GDP.

Trung Quốc thiệt hại nặng vì vội vàng quân sự hóa Biển Đông - 3

Trung Quốc những năm qua đã không ngừng xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.

Để bảo vệ các khí tài, quân đội Trung Quốc đã lên kế hoạch phủ một lớp bảo vệ graphene. Đây là vật liệu siêu mỏng, có độ dày chỉ bằng một nguyên tử nhưng lại cứng hơn thép gấp 100 lần.

Một viện nghiên cứu quân sự ở Thượng Hải đang làm các công đoạn kiểm tra cuối cùng trước khi đưa vào sử dụng đại trà. Lớp phủ do Trung Quốc nghiên cứu được cho là rẻ hơn giá trị trường, khoảng 8 USD/kg.

“Điều kiện khí hậu ở Biển Đông đặt ra nhiều thách thức”, một nhà nghiên cứu nói. “Dây chuyền sản xuất của chúng tôi đang hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu”.

“Các loại lớp phủ ngăn ăn mòn trong tương lai sẽ còn được dùng trên các chiến đấu cơ, tàu sân bay, giúp cải thiện khả năng tàng hình”.

Zhang Lei, một chuyên gia về ăn mòn và bảo vệ tại Đại học Khoa học Công nghệ ở Bắc Kinh, nói phủ lớp graphene thôi là chưa đủ, vì những vết nứt, xước trên bề mặt vật liệu vẫn gây ra tình trạng ăn mòn.

Ông Lei đề xuất sử dụng kết hợp graphene với các vật liệu chống ăn mòn khác để cho ra kết quả cao nhất. Nhưng chọn vật liệu nào là điều không hề dễ dàng.

Hành động của TQ khiến các cường quốc kéo đến biển Đông

Sự hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông đang thúc đẩy các cường quốc tăng cường hiện diện quân sự ở vùng biển có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN