Trung Quốc: Thảm họa rình rập từ 94.000 con đập lâu năm
Con đập tại một hồ chứa nhỏ ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, bị vỡ hồi tháng trước sau nhiều ngày mưa lớn là dấu hiệu cảnh báo cho giới chức Trung Quốc về sức chống chịu của 94.000 con đập lâu năm khi thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn.
Tình trạng ngập nặng ở huyện Yangshuo, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, hôm 7/6. Ảnh: Reuters
Nằm ở huyện Yangshuo, con đập bị vỡ vào trưa ngày 7/6, gây ngập lụt các con đường, vườn cây, đồng ruộng ở làng Shazixi, hãng Reuters dẫn lời người dân địa phương.
"Tôi chưa từng thấy trận lụt nào như vậy! Những năm trước, mực nước chưa bao giờ dâng cao đến thế và dĩ nhiên con đập vẫn trụ vững cho tới tháng 6 năm nay", Luo Qiyuan, cụ ông 81 tuổi ở làng Shazixi và là người xây dựng con đập nhiều thập kỷ trước, cho hay.
Hoàn thành năm 1965, con đập đất đầm nén được thiết kế để trữ 195.000 m3 nước, lượng nước đủ để lấp đầy 78 bể bơi Olympic, và phục vụ nhu cầu tưới tiêu của nông dân ở làng Shazixi.
Trong một chuyến thăm hồ chứa của con đập hồi giữa tháng 7, phóng viên Reuters nhận thấy chiều dài con đập, khoảng 100 mét, gần như đã biến mất. Lần gần nhất con đập được củng cố lại cách đây đã 25 năm.
Một thành viên giấu tên của nhóm khảo sát hồ chứa cho biết nước dâng tràn dẫn tới vỡ đập.
Dân làng Shazixi cho biết không có người tử vong trong vụ việc. Tuy nhiên, vụ vỡ đập cho thấy mưa bão lớn có thể đe dọa tới các hồ chứa, nhất là những hồ chứa thiết kế kém và đã lâu không được củng cố.
Điều này làm tăng nguy cơ thảm họa tại các thung lũng sông và lũ lụt ở đồng bằng. Các nhóm môi trường cho biết biến đổi khí hậu đang gây ra mưa lớn nhiều hơn và kéo dài hơn trước đây. Các trận lụt ồ ạt có thể châm ngòi cho những thảm họa không lường trước với hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, giới chức Trung Quốc nhận định.
Hiện tượng khắc nghiệt
Hàng nghìn con đập ở Trung Quốc được xây dựng từ những năm 1950 - 1960 dưới thời của nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông nhằm đối phó tình trạng hạn hán ở Trung Quốc. Thời điểm đó, Trung Quốc vẫn là quốc gia phụ thuộc lớn vào nông nghiệp.
Năm 2006, Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho biết, trong giai đoạn 1954 - 2005, các đê bao tại 3.486 hồ chứa đã bị vỡ vì chất lượng xây dựng không đạt tiêu chuẩn và công tác quản lý kém.
Tại Quảng Tây, tây nam Trung Quốc, lượng mưa và nhiệt độ trung bình cao hơn đáng kể trong giai đoạn 1990 - 2018 so với 29 năm trước đó, theo số liệu chính thức.
Đây là những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khiến các con đập có nguy cơ cao, theo David Shankman, nhà địa lý chuyên nghiên cứu về lũ lụt Trung Quốc tại Đại học Alabama (Mỹ).
"Nhưng một con đập tiêu chuẩn phải đáp ứng được các hiện tượng khắc nghiệt dù cho các hiện tượng này ngày càng xuất hiện thường xuyên. Nếu con đập được thiết kế và xây dựng đúng cách, tình trạng của đập sẽ không suy chuyển sau cơn lũ", David nhận định.
Theo một thông báo tại trạm quan trắc ở hồ chứa tại làng Shazixi, con đập cao 152 mét có thể chịu được kịch bản tồi tệ nhất khi mực nước dâng cao 149 mét. Tuy nhiên, nó không trụ được tới trưa 7/6.
Chỉ tính riêng trong tháng 6 tại huyện Yangshuo, lượng mưa trong 3 tiếng đã nhiều hơn so với lượng mưa ghi nhận trong 2 tháng trước đó.
Ngập lụt nghiêm trọng xuất hiện ở nhiều tỉnh thành Trung Quốc sau đợt mưa lớn kéo dài hơn một tháng qua. Ảnh: CCTV
Khó lường
Trong thảm họa vỡ đập tồi tệ nhất Trung Quốc - đập Bản Kiều trên sông Hoàng Hà, xây dựng năm 1952, vỡ năm 1975 - hàng chục nghìn người đã thiệt mạng, theo ước tính chính thức được công bố 2 thập kỷ sau thảm họa.
Ye Jianchun, Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Trung Quốc, phát biểu trong một cuộc họp báo gần đây, bày tỏ tin tưởng các dự án kiểm soát lũ trên sông lớn có thể xử lý được những trận lũ khốc liệt nhất kể từ năm 1949. Tuy nhiên, ông Ye không nhắc đến các con đập ở sông, hồ nhỏ khác.
Nhận thức được rủi ro khó lường, giới chức địa phương đã kiểm tra, củng cố và nâng cấp các con đập cũ. Trong khi đó, các đập mới được thiết kế tăng khả năng trữ nước.
Video xuất hiện trên mạng xã hội hôm 22/7 cho thấy một con đập ở tỉnh An Huy, phía đông Trung Quốc, đã mở 14 cổng xả...
Nguồn: [Link nguồn]