Trung Quốc sẽ bị 2 quốc gia châu Á này vượt mặt trong thập kỷ tới?

Trong tương lai, sẽ có tận 2 nước tại châu Á vươn lên thay thế Trung Quốc để trở thành động lực của sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Philippines và Ấn Độ sẽ là 2 nền kinh tế mới nổi lớn nhất trong vòng 1 thập kỷ tới (Ảnh: GETTY)

Philippines và Ấn Độ sẽ là 2 nền kinh tế mới nổi lớn nhất trong vòng 1 thập kỷ tới (Ảnh: GETTY)

Nhận định này dựa trên nghiên cứu của Oxford Economics được công bố vào năm ngoái, trong đó liệt kê top 10 nền kinh tế mới nổi có khả năng dẫn đầu kinh tế thế giới trong vòng 10 năm tới. Nghiên cứu chỉ ra rằng xét về khía cạnh tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc trong tương lai sẽ phải đứng sau 2 nước châu Á là Ấn Độ và Philippines.

Louis Kuijs, tác giả nghiên cứu trên, cho biết một trong những lý do dẫn đến sự tăng trưởng của Ấn Độ và Philippines liên quan đến những con số liệu về tăng trưởng GDP:

“Về cơ bản, hoàn cảnh của 2 quốc gia cũng khá giống nhau. Dù vẫn là nước tương đối nghèo, song cả 2 vẫn có tiềm năng để có thể phát triển mạnh mẽ.”

Thực tế, GDP trên đầu người của Ấn Độ là 2.104,2 đô la Mỹ, cao hơn ¼ GDP đầu người của Trung Quốc 7.755 đô la Mỹ, còn của Philippines (3.022 đô la Mỹ) đang chiếm 1/3 thu nhập đầu người của đất nước tỷ dân.

Trong khi đó, 2 quốc gia này vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi “bẫy thu nhập trung bình” – tình trạng mà tăng trưởng kinh tế suy giảm khi một nền kinh tế thị trường mới nổi đạt đến mức thu nhập trung bình; và bước ngoặt Lewis – thuật ngữ chỉ tình trạng nền kinh tế thị trường mới nổi trở nên cạn kiệt nguồn nhân công giá rẻ. Trung Quốc hiện đang mắc phải cả 2 bất lợi trên.

Nhưng kết luận trên còn dựa theo cả những điều kiện kinh tế phù hợp

“Ở rất nhiều quốc gia, những tiềm năng này chưa được khai thác do những chính sách còn yếu kém hay bất ổn chính trị,” ông Kuijs cho biết, “Tuy nhiên, cả 2 quốc gia này trong những thập kỷ gần đây đều đã có thể tạo được những nền tảng tối thiểu về mặt kinh tế để phát triển, bao gồm:  (I) Tiết kiệm đủ tốt cho việc đầu tư tài chính (với Philippines, điều này có được một phần từ các nguồn kiều hối); (II) Sự tăng trưởng đáng kể toàn bộ các yếu tố về mặt năng suất, đạt được thông qua quá trình đô thị hóa và tạo công ăn việc làm tại khu vực đô thị, một phần nhờ vào việc tăng trưởng sản xuất.”

Kiều hối vốn là nguồn lưu trữ ngoại tệ lớn của Philippines, với tổng giá trị trung bình đạt 1,01 tỷ đô la Mỹ kể từ năm 1989 đến nay. Con số này đạt mốc cao nhất là 2,84 tỷ đô la Mỹ vào tháng 12.2018, và mức thấp nhất là 0,646 tỷ đô la Mỹ vào năm 1989.

Kiều hối là một trong những nguồn lưu trữ ngoại tệ quan trọng của Philippines (Ảnh: GETTY)

Kiều hối là một trong những nguồn lưu trữ ngoại tệ quan trọng của Philippines (Ảnh: GETTY)

Bảng xếp hạng của Oxford dành cho Ấn Độ và Philippines giống với nghiên cứu tương tự của Viện nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (MGI) được công bố vào cuối năm ngoái, khi cũng xác định 2 nước trên nằm trong số ít những nền kinh tế thị trường mới nổi có sự chuẩn bị đầy đủ để đạt mức tăng trưởng bền vững trong thập kỷ tới, nếu không kể các yếu tố như tham nhũng, lạm phát hay cách mạng chính trị.

Đạt được sự tăng trưởng bền vững trong 1 đến 2 thập kỷ hoặc nhiều hơn thế đang là một trong số những thách thức hàng đầu đối với những nền kinh tế mới nổi. Chỉ có 18 trong số 71 nền kinh tế mới nổi trong nghiên cứu của MGI có thể đạt được ngưỡng phát triển như vậy.

Những nước này bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam và Uzbekistan, nhưng không có Philippines. Tỷ lệ tăng trưởng cao của nước này vào những năm 1960 đã bị gián đoạn bởi 3 trở lực chính: tham nhũng, lạm phát và cách mạng chính trị. Ấn Độ cũng có những hạn chế của riêng mình trong quá khứ.

Dù vậy, ông Kuijs vẫn tỏ ra lạc quan với thời điểm hiện tại: “Dù Ấn Độ và Philippines vẫn đang phải đối mặt với những thách thức trong nước, và bối cảnh toàn cầu trong 10 năm tới sẽ ít thuận lợi hơn so với 10 năm trước, nhưng nếu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tiết kiệm và năng suất như hiện nay, cả 2 nước đều sẽ phát triển nhanh chóng trong thập kỷ tới.”

Thực hư quốc gia Đông Nam Á được Trung Quốc rót 16 tỷ USD

Đông Timor muốn hợp tác với Trung Quốc trong ngành dầu khí nhưng theo Bộ trưởng Ngoại giao quốc gia Đông Nam Á này, các thông...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - Forbes ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN