Xem trước “siêu sân bay” Trung Quốc sắp đưa vào sử dụng ở Bắc Kinh

Trung Quốc đã sẵn sàng mở cửa một “siêu sân bay” mới ở phía nam thủ đô Bắc Kinh, trước thềm đại lễ kỷ niệm 70 năm quốc khánh của nước này.

Sân Bay Quốc tế Đại Hưng dự kiến sẽ được Trung Quốc khánh thành trước dịp quốc khánh (Ảnh: GETTY)

Sân Bay Quốc tế Đại Hưng dự kiến sẽ được Trung Quốc khánh thành trước dịp quốc khánh (Ảnh: GETTY)

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Sân bay quốc tế Đại Hưng Bắc Kinh (PKX) dự kiến sẽ cất cánh ​​chuyến bay thương mại đầu tiên của mình vào ngày 20.9 tới. Vinh dự này được trao cho một chiếc Airbus A380 của hãng hàng không China Southern.

Siêu sân bay được dự báo sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành du lịch hàng không của thủ đô Trung Quốc, nơi đang là cửa ngõ hàng không bận rộn thứ hai trên thế giới.

Năm 2018, Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh đã đón tiếp hơn 100 triệu lượt khách qua lại, chỉ đứng sau Sân bay Quốc tế Hartsfield-Jackson của thành phố Atlanta, Mỹ. Tuy nhiên, sân bay này hiện đang hoạt động quá tải, khiến nhiều hãng hàng không gần như không thể bổ sung các chuyến bay của mình vào thời điểm mong muốn.

Siêu sân bay Đại Hưng, có giá trị thi công lên đến hàng tỷ đô la Mỹ, được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư quá cố Zaha Hadid và các cộng sự người Trung Quốc của bà. Sau khi khai trương giai đoạn đầu tiên, sân bay có tới 4 đường băng và 1 nhà ga có kích thước tương đương 97 sân bóng đá, cũng như các dịch vụ khách hàng bằng robot sẽ cung cấp cho du khách toàn bộ các cập nhật về chuyến bay và thông tin sân bay.

Sân bay Đại Hưng được thiết kế bởi nữ kiến trúc sư quá cố Zaha Hadid, với tổng chi phí 11,5 tỷ đô la Mỹ (Ảnh: GETTY)

Sân bay Đại Hưng được thiết kế bởi nữ kiến trúc sư quá cố Zaha Hadid, với tổng chi phí 11,5 tỷ đô la Mỹ (Ảnh: GETTY)

Mục tiêu hoạt động "khiêm tốn" ban đầu của Đại Hưng là đáp ứng 72 triệu lượt khách và 2 triệu tấn hàng hóa vào năm 2025, còn kế hoạch tổng thể đầy tham vọng của sân bay này là sẽ hoàn thành được tổng cộng 7 đường băng, và đón được ít nhất 100 triệu lượt hành khách cùng 4 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Việc thi công siêu dự án trị giá 11,5 tỷ đô la Mỹ này vốn đã bắt đầu từ năm 2014, với hơn 40.000 công nhân làm tại chỗ vào lúc cao điểm. Các nhà chờ trong sân bay đều mang tất cả các đặc điểm nổi bật từ phong cách tô điểm kiến trúc của Hadid, với ánh sáng tự nhiên được phản chiếu qua hơn 8.000 cửa sổ ở phần mái với thiết kế rất đặc trưng.

Được truyền thông Trung Quốc đặt biệt danh là "sao biển" vì hình dạng kết nối của 5 sảnh phụ nối với sảnh chính khi nhìn từ trên cao, Đại Hưng được thiết kế nhằm mục đích giảm thời gian đi bộ cho các hành khách, vốn từ lâu đã phàn nàn về vấn đề này ở nhiều cảng hàng không lớn mới được xây dựng ở Trung Quốc. Giới chức sân bay hứa hẹn khoảng cách giữa các trạm kiểm soát an ninh và cổng ra máy bay xa nhất sẽ không quá 600 m, tức là chỉ mất khoảng 8 phút đi bộ.

Xem trước “siêu sân bay” Trung Quốc sắp đưa vào sử dụng ở Bắc Kinh - 3

Phần mái của sân bay được ghép bằng 8000 tấm kính với thiết kế riêng biệt (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Phần mái của sân bay được ghép bằng 8000 tấm kính với thiết kế riêng biệt (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Một mối quan tâm khác của hành khách là vị trí của Đại Hưng. Nằm ở phía nam thủ đô Bắc Kinh, nơi khét tiếng về tình trạng ùn tắc giao thông, sân bay mới này cách Quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm thành phố tới 50 km, và thậm chí còn xa hơn đối với các khu vực kinh doanh chính ở phía đông và phía bắc của thành phố.

Bất chấp những lo lắng kể trên, giới chức sân bay cho biết họ đã xây dựng không chỉ riêng một sân bay, mà là hẳn một hệ thống tích hợp nhiều loại hình giao thông khác nhau, gồm các dịch vụ liên thành phố và đường sắt cao tốc từ trung tâm Bắc Kinh đến sân bay, và dừng ngay tại các nhà chờ. Tàu siêu tốc dùng trong sân bay, với tốc độ tối đa có thể lên tới 160 km/giờ, hứa hẹn sẽ đưa các hành khách mới đến sân bay tới trung tâm Bắc Kinh chỉ trong vòng chưa đầy 20 phút.

Sân bay Đại Hưng dự kiến sẽ hình thành hẳn một hệ thống tàu siêu tốc, nối liền trung tâm Bắc Kinh đến tận các nhà chờ trong sân bay (Ảnh: GETTY)

Sân bay Đại Hưng dự kiến sẽ hình thành hẳn một hệ thống tàu siêu tốc, nối liền trung tâm Bắc Kinh đến tận các nhà chờ trong sân bay (Ảnh: GETTY)

Dù nhiều người cho rằng việc xây dựng thêm một trung tâm hàng không cỡ lớn sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng trì hoãn các chuyến bay ở Bắc Kinh, vốn đã gần đội sổ trong bảng xếp hạng về hiệu suất đúng giờ của các sân bay lớn trên toàn thế giới, song giới chức hàng không và giám đốc điều hành các hãng hàng không Trung Quốc tin rằng tình trạng trên sẽ giảm đáng kể tại Đại Hưng, nhờ thiết kế đường băng đa hướng giúp cải thiện hiệu quả hoạt động trên không, cũng như vị trí của siêu sân bay ở phía nam Bắc Kinh sẽ giúp loại bỏ đáng kể tình trạng bay đường vòng của các máy bay chở khách, để tránh các “vùng cấm bay” của thành phố này.

Không phải Dubai, Hong Kong, đây mới là sân bay bận rộn nhất thế giới suốt 21 năm qua

Hôm thứ Hai vừa qua (16.9), Hội đồng Sân bay Quốc tế (ACI) đã công bố báo cáo thường niên của mình về xu hướng đi lại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN