Trung Quốc sắp dùng máy dò tia vũ trụ khám phá lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc dự kiến sẽ sử dụng một loại công nghệ mới ở khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng để xác định nơi đặt thi hài vị hoàng đế và các kho báu.
Ngôi sao điện ảnh Trung Quốc Lý Liên Kiệt từng vào vai Tần Thủy Hoàng.
Trong những năm gần đây, nhờ bước tiến của công nghệ, kích thước các máy dò tia vũ trụ (cosmic ray) đã thu nhỏ đáng kể, được sử dụng rộng rãi trong việc khám phá các bí mật khảo cổ.
Năm 2017, một nhóm khảo cổ Ai Cập đã sử dụng máy dò tia vũ trụ, phát hiện căn phòng dài 30 mét trong Đại kim tự tháp 4.500 năm tuổi tuổi.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đề xuất sử dụng thiết bị tương tự để khám phá cấu trúc bên dưới lòng đất của lăng mộ Tần Thủy Hoàng, từ đó có thể giúp xác định nơi đặt thi hài hoàng đế, theo SCMP.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được xây dựng ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Hàng trăm công nhân lao động tham gia xây lăng mộ trong hơn 40 năm, hoàn thành vào năm 208 trước Công nguyên, theo ghi chép của sử gia Tư Mã Thiên – người từng sống ở thời kỳ này.
Ước tính diện tích khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng gấp 70 lần Tử Cấm Thành, là lăng mộ lớn nhất thế giới được xây dựng cho một cá nhân.
Ngày nay, các công trình ở phía trên không còn tồn tại, nhưng lăng mộ ngầm dưới lòng đất được cho là vẫn còn nguyên vẹn, chưa từng bị xâm phạm trong hơn 2.000 năm.
Trong một nghiên cứu do chính phủ Trung Quốc tài trợ, các nhà khoa học đề xuất sử dụng ít nhất 2 máy dò tia vũ trụ, đặt ở ngay phía dưới lăng mộ ngầm, từ đó phác họa cấu trúc ngầm bên trên.
Các cỗ máy có kích thước tương đương một chiếc máy giặt, phát hiện tia vũ trụ xuyên qua lòng đất, từ đó hé lộ các cấu trúc chưa từng thấy mà các phương pháp khác không phát hiện ra, giáo sư Liu Yuanyuanvà các cộng sự đến từ Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nói.
Vào những năm 1970, hơn 8.000 tượng đất nung được tìm thấy tại một hố chôn nằm ở rìa khu lăng mộ. Các nhà nghiên cứu khi đó xác định cung điện ngầm chôn cất Tần Thủy Hoàng. Các nghiên cứu sau này xác nhận bên trong cung điện ngầm có chứa một lượng lớn thủy ngân, tái tạo dòng sông lớn trên bản đồ Trung Quốc.
Những ghi chép của Tư Mã Thiên về các loại bẫy trong lăng mộ cho đến nay chưa được kiểm chứng.
Yang Dikun, chuyên gia am hiểu về địa vật lý, đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ ở Thâm Quyến, nói sử dụng tia vũ trụ để khám phá lăng mộ Tần Thủy Hoàng là bước đi đúng đắn.
Các phương pháp khám phá khác bằng tín hiệu điện từ hay radar xuyên lòng đất không khả thi trong trường hợp này, Yang nói.
Tuy nhiên, thách thức đối với các nhà nghiên cứu là phải đặt cỗ máy dò tia vũ trụ ở độ sâu hợp lý mà không gây ảnh hưởng đến cung điện ngầm.
Phương pháp này cũng không cho kết quả ngay lập tức mà cần thời gian để thu thập đủ các tia vũ trụ phục vụ phân tích. “Cần phải kiên nhẫn”, Yang nói.
Liu và các cộng sự tính toán, cần một năm để thu thập đủ thông tin, từ đó phác họa cung điện ngầm của Tần Thủy Hoàng.
Hiện chưa rõ chính phủ Trung Quốc có bật đèn xanh cho dự án hay không. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng và một số lăng mộ hoàng đế khác thuộc diện cấm xâm phạm, không được làm ảnh hưởng đến các cấu trúc bên trong.
Những năm 1950, các nhà khảo cổ Trung Quốc vội vàng mở lăng một một hoàng đế nhà Minh, chứng kiến cảnh các hiện vật giá trị như vải vóc và giấy, phân hủy ngay khi tiếp xúc với không khí.
Kể từ đó, các khu lăng mộ mang ý nghĩa quốc gia bị cấm xâm phạm, không được phép khai quật.
Nguồn: [Link nguồn]
Trong khuôn viên lăng mộ Tần Thủy Hoàng có một rừng cây lựu đâm hoa kết trái tươi tốt, nhưng người dân địa phương...