Trung Quốc sắp đến lắp cáp ngầm ở sân sau, Mỹ và Úc lo ngại

Tập đoàn Trung Quốc đang có động thái nhảy vào dự án xây dựng tuyến cáp ngầm và tham gia xây dựng mạng di động ở một đảo quốc Thái Bình Dương, khiến Úc và Mỹ lo ngại nguy cơ bị nghe lén.

Các dự án của Trung Quốc ở đảo quốc Thái Bình Dương gây quan ngại.

Các dự án của Trung Quốc ở đảo quốc Thái Bình Dương gây quan ngại.

Khu vực này từ lâu được coi là sân sau của Mỹ và Úc. Nhưng trong vài năm qua, Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong khu vực bằng những lời đề nghị hỗ trợ tài chính và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Gần đây, Mỹ cảnh báo các đảo quốc ở Thái Bình Dương về mối đe dọa an ninh khi Huawei Marine, công ty con của Tập đoàn Huawei, tham gia dự án trị giá 72,6 triệu USD, xây cáp ngầm kết nối các đảo quốc Micronesia, Kiribati and Nauru, theo Reuters.

Washington đã gửi công hàm tới Micronesia vào tháng 7, bày tỏ quan ngại chiến lược về dự án, do Huawei Marine và các công ty Trung Quốc khác có mối liên hệ chặt chẽ với quân đội.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ted Cruz và Marco Rubio cũng cảnh báo Micronesia, rằng Trung Quốc có thể lợi dụng dự án để “thực hiện các chiến dịch gián điệp”.

Huawei Marine là công ty con của tập đoàn Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông nằm trong danh sách cấm vận của Mỹ. Dự án lắp đặt cáp ngầm do Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ.

Lắp đặt cáp ngầm là điều cần thiết để cải thiện hệ thống liên lạc yếu kém ở các đảo quốc Thái Bình Dương. Nhưng Mỹ đã ký thỏa thuận hỗ trợ quốc phòng Micronesia để đổi lại việc quân đội Mỹ có đặc quyền tiếp cận không phận và lãnh hải của Micronesia.

Dự án lắp đặt cáp ngầm và các thiết bị liên lạc có thể giúp Trung Quốc theo dõi hoạt động của tàu chiến Mỹ trong khu vực. “Các công ty Trung Quốc được yêu cầu hợp tác với các cơ quan tình báo của chính phủ, gây ra rủi ro cho tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu truyền qua hệ thống cáp ngầm dưới biển”, Michael Shoebridge, chuyên gia tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, nói.

Úc từng loại Huawei Marine ra khỏi dự án lắp đặt cáp ngầm trong quá khứ. Năm 2018, Úc tham gia lắp đặt cáp ngầm ở khu vực giữa Sydney, Papua New Guinea và quần đảo Solomon. Tháng 10.2020, Úc đồng ý lắp cáp ngầm kết nối đến đảo Palau.

Bên cạnh đó, các công ty Trung Quốc cũng muốn xây dựng mạng viễn thông ở các đảo quốc Thái Bình Dương. Truyền thông Úc đưa tin, China Mobile muốn mua lại mạng lưới viễn thông ở Thái Bình Dương của Digicel, một công ty ở Jamaica.

Digicel chiếm 90% thị trường điện thoại di động ở Papua New Guinea, Vanuatu and Tonga. Chính phủ Úc đang cân nhắc hỗ trợ tài chính để Digicel không bán lại dịch vụ cho công ty Trung Quốc.

Các đảo quốc ở Thái Bình Dương từ lâu đã rơi vào cuộc cạnh tranh giữa Mỹ-Úc và Trung Quốc. Tháng 11.2020, Trung Quốc tổ chức họp video với 10 trong số 14 đảo quốc. Chủ đề chính trong cuộc họp là bàn về dịch bệnh Covid-19, nhưng cũng đề cập tới việc “các đảo quốc Thái Bình Dương tôn trọng nguyên tắc Một Trung Quốc”, coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc.

Quần đảo Solomon và Kiribati là hai quốc gia trong khu vực cắt quan hệ với Đài Loan vào năm 2019. Trung Quốc sau đó hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho hai quốc gia này. Dự án gần nhất vào tháng 10.2020 là xây một sân bóng đá trên đảo Solomon.

Mỹ và Úc lo ngại rằng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trong khu vực có thể phục vụ mục đích quân sự, giám sát các hoạt động quân sự của Washington và Canberra.

Nguồn: [Link nguồn]

Báo Mỹ nêu lý do nền kinh tế Trung Quốc sẽ không vượt Mỹ vào năm 2028

Một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh có trụ sở ở London, Anh, cho thấy Trung Quốc sẽ vượt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Nikkei ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN