Trung Quốc quyết "đuổi cùng giết tận" Covid-19?

Một số chuyên gia Trung Quốc bao gồm nhà dịch tễ học hàng đầu Zhang Wenhong lưu ý nước này sẽ cần phải sống chung với dịch Covid-19, trong khi những người khác bày tỏ ý kiến ngược lại.

Theo báo South China Morning Post (SCMP), Trung Quốc đang thực hiện các biện pháp chống dịch Covid-19 nghiêm ngặt. 

Một số chuyên gia Trung Quốc bao gồm nhà dịch tễ học hàng đầu Zhang Wenhong lưu ý nước này sẽ cần phải sống chung với dịch Covid-19. Hầu hết chuyên gia trên thế giới cũng tin rằng dịch Covid-19 sẽ không biến mất sớm và các quốc gia sẽ buộc phải "học cách tồn tại với virus (SARS-CoV-2)".

Tuy nhiên, việc thúc đẩy nỗ lực "loại bỏ Covid-19" khi đối mặt với đợt bùng phát mới nhất liên quan tới biến thể Delta dường như phù hợp với quan điểm chính thức của Bắc Kinh: quyết không sống chung với đại dịch này.

Cựu Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Gao Qiang. Ảnh: SCMP

Cựu Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Gao Qiang. Ảnh: SCMP

Cựu Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Gao Qiang cho biết: "Liệu có khả thi nếu sống cùng virus không? Chắc chắn là không khả thi. Việc cùng tồn tại với virus khiến Anh, Mỹ và các quốc gia khác lãnh hậu quả nghiêm trọng. Chúng ta không được lặp lại những sai lầm tương tự".

Ông Gao nhấn mạnh phải "loại bỏ hoàn toàn virus" thông qua sự kết hợp giữa các biện pháp tiêm chủng và kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là ở khu vực biên giới. Đó là dấu hiệu mới nhất cho thấy Bắc Kinh chưa muốn mở lại hoàn toàn biên giới với thế giới bên ngoài, bao gồm Hồng Kông.

Cách tiếp cận "không sống chung với dịch Covid-19" của Trung Quốc đối lập với Nhật Bản, nước vừa tổ chức Olympic Tokyo dù ghi nhận hơn 10.000 ca mắc Covid-19 mỗi ngày. 

Bắc Kinh quyết không sống chung với dịch Covid-19. Ảnh: Reuters

Bắc Kinh quyết không sống chung với dịch Covid-19. Ảnh: Reuters

Tính đến ngày 9-8, Trung Quốc đã tiêm 1,82 tỉ liều vắc-xin Covid-19 cho người dân. Ông Gao nói rằng Covid-19 là một trận chiến giữa loài người và virus, trong đó mục đích cuối cùng là "loại bỏ dịch Covid-19".

Ông Gao cũng bác bỏ quan điểm do ông Zhang và các chuyên gia khác đưa ra, đó là tương tác của Trung Quốc với thế giới bên ngoài phải trở về cấp độ trước khi xảy ra đại dịch.

"Các tương tác giữa Trung Quốc và thế giới phải mạnh mẽ và an toàn, phù hợp với sở thích của đất nước và người dân, không tương tác mù quáng. Trong trường hợp Covid-19 hồi sinh trên thế giới, Trung Quốc phải thực hiện các biện pháp giám sát, cách ly nghiêm ngặt và các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát khác cho người nhập cảnh. Đây không chỉ là vấn đề cắt giảm tương tác với thế giới mà còn chịu trách nhiệm về sức khỏe của người dân và an ninh quốc gia" - ông Gao nói.

Trung Quốc trừng phạt hàng chục quan chức

Trung Quốc đã trừng phạt hàng loạt quan chức - từ thị trưởng, giám đốc y tế địa phương đến người đứng đầu bệnh viện và sân bay - vì không kiềm chế đợt bùng phát Covid-19 khiến gần 900 người mắc bệnh trong vòng chưa đầy một tháng. Đợt bùng phát bắt nguồn từ sân bay quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh hôm 20-7, sau đó lan ra 14 tỉnh, thành phố của Trung Quốc.

Uỷ ban Y tế Trung Quốc (NHC) ngày 9-8 cho biết nước này ghi nhận 125 ca mắc mới Covid-19 trong 24 giờ qua, bao gồm 94 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Hầu hết bệnh nhân địa phương đến từ hai thành phố Trịnh Châu và Dương Châu. TP Vũ Hán cũng báo cáo 2 ca mắc mới Covid-19 ngày 8-8, mức hằng ngày thấp nhất kể từ khi ghi nhận ca nhiễm biến thể Delta đầu tiên ngày 2-8. Tổng số ca tử vong và ca mắc Covid-19 ở Trung Quốc đang là 4.636 và 93.826.

Chuyên gia gợi ý Trung Quốc ”sống chung” với Covid-19

Ở một số quốc gia chọn cách “sống chung với Covid-19”, mục tiêu của họ chuyển từ giảm số ca nhiễm sang giảm số...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Nghĩa ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN