Trung Quốc phát hiện người phụ nữ thứ hai mang thai chỉnh sửa gen

Bên cạnh cặp song sinh nữ với phần gen bị chỉnh sửa ra đời vào cuối năm ngoái, giới chức điều tra Trung Quốc xác nhận một em bé trong thí nghiệm tương tự vẫn đang nằm trong bụng mẹ.

Trung Quốc phát hiện người phụ nữ thứ hai mang thai chỉnh sửa gen - 1

 Chân dung nhà khoa học He Jiankui – người gây ra làn sóng phản đối dữ dội vì thực hiện thí nghiệm chỉnh sửa gen người.

Chính quyền Trung Quốc vừa xác nhận phát hiện người phụ nữ thứ hai mang thai bị chỉnh sửa gen – kết quả của thí nghiệm do nhà khoa học He Jiankui nước này thực hiện nhằm tạo ra em bé đầu tiên trên thế giới có hệ gen bị biến đổi do can thiệp bên ngoài.

Cuối năm ngoái, nhà khoa học He Jiankui gây sửng sốt trong cộng đồng khoa học khi ra thông báo thành công trong việc thay đổi cấu trúc gen của một cặp sinh đôi nữ chào đời vào tháng 11 với mục đích ngăn chặn em bé bị nhiễm HIV từ trong bụng mẹ.

Trước đó, tại một diễn đàn chuyên nghiên cứu gen di truyền ở Hong Kong, nhà khoa học này có nói thông tin về một phụ nữ tiềm năng khác đã mang thai sau khi tham gia thí nghiệm.

Cuộc điều tra của chính quyền địa phương sau đó đã xác nhận sự tồn tại của người phụ nữ thứ hai mang thai bị chỉnh sửa bộ gen và người này hiện vẫn đang trong quá trình thai kỳ.

Người phụ nữ cùng hai bé gái sinh đôi sinh ra từ lần thí nghiệm chỉnh sửa gen người đầu tiên hiện đang được các chuyên gia y tế theo dõi thường xuyên – một điều tra viên của vụ việc cho biết.

Cuộc điều tra của chính quyền địa phương cho thấy nhà khoa học đã giả mạo các tài liệu đánh giá đạo đức và cố tình trốn tránh việc giám sát. Người đàn ông này đã tổ chức dự án với sự tham gia của các nhân viên nước ngoài và sử dụng loại “công nghệ không đảm bảo tính an toàn và hiệu quả” để chỉnh sửa gen người bất hợp pháp, theo Tân Hoa Xã.

Trung Quốc phát hiện người phụ nữ thứ hai mang thai chỉnh sửa gen - 2

 Người phụ nữ thứ hai mang thai bị chỉnh sửa gen hiện vẫn đang trong quá trình thai kỳ. Việc chỉnh sửa gen người bị nghiêm cấm ở nhiều quốc gia do vi phạm đạo đức nghiêm trọng

Các điều tra viên đánh giá Jiankui “theo đuổi danh vọng cá nhân” và sử dụng nguồn vốn tự kêu gọi được để thực hiện thí nghiệm gây tranh cãi này.

Theo điều tra, có 8 cặp vợ chồng trong đó người chồng dương tính với HIV, còn người vợ âm tính với căn bệnh đã đăng ký tham gia thử nghiệm của Jiankui. Một cặp vợ chồng xin rút lui sau đó.

Jiankui cho hay đã sử dụng phương pháp Cripsr – một kỹ thuật sinh học cho phép các nhà khoa học loại bỏ và thay thế các sợi trong cấu trúc DNA với độ chính xác cao hơn.

Chi tiết về thí nghiệm, dù mức độ chính xác chưa được xác minh, đã gây ra phản ứng dữ dội trong cộng đồng nghiên cứu khoa học quốc tế và chính phủ Trung Quốc ra lệnh dừng mọi hoạt động nghiên cứu của Jiankui ngay sau đó.

Ở hầu hết các quốc gia, việc thay đổi gen người bị nghiêm cấm, bao gồm cả Trung Quốc. Tờ Tân Hoa Xã đưa tin nhà khoa học sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt nghiêm khắc theo luật pháp nước này.

Trước đó, phát biểu tại một diễn đàn nghiên cứu về gen tổ chức ở Hong Kong vào tháng 11 năm ngoái, Jiankui bày tỏ sự tự hào về thí nghiệm của mình và cho rằng thành công này sẽ đẩy lùi “sự kỳ thị đối với các bệnh nhân mắc AIDS ở Trung Quốc”.

Các chuyên gia lo ngại việc can thiệp vào bộ gen gốc của con người có thể gây hại không chỉ cho cá nhân mà còn cho các thế hệ tương lai – những người sẽ thừa hưởng các thay đổi tương tự đồng thời vẫn còn quá nhiều bất ổn về khoa học và kỹ thuật để thực hiện các thử nghiệm lâm sàng.

Sau hàng loạt phản đối về thí nghiệm chỉnh sửa gen người, các nhà khoa học đã kêu gọi thành lập một hiệp ước quốc tế quy định việc chỉnh sửa gen.

Người tạo ra em bé biến đổi gene đầu tiên thế giới tiếp tục gây sốc

Nhà khoa học Trung Quốc xin lỗi vì gây ra làn sóng lo ngại khắp toàn cầu, nhưng tự hào về thành tựu của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo My Lê - The Guardian ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN