Trung Quốc phản ứng kịch bản Mỹ đánh chiếm tiền đồn trên đảo ở biển Đông
Quân đội Mỹ đang diễn tập cho một vai trò nguy hiểm nhưng có thể mang tính quyết định trong trường hợp nổ ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.
Lính dù Mỹ đã diễn tập việc nhảy xuống chiếm các tiền đồn Trung Quốc trên các đảo nước này chiếm đóng trái phép ở biển Đông. Việc chiếm giữ những tiền đồn này - và những đường băng chiến lược trên đó - có thể cho phép lực lượng Mỹ có thêm căn cứ mới để tấn công đáp trả Trung Quốc.
Theo nhận định của cây bút David Axe trên trang Forbes, quân đội Mỹ có lẽ có đủ máy bay chiến đấu để đánh bại Trung Quốc trong một cuộc chiến ở tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, điều họ thiếu là các căn cứ tại đó.
Vì thế, theo chuyên gia này, Mỹ có thể “mượn” các căn cứ từ Trung Quốc bằng cách thả lính dù hoặc cho đổ bộ lính thủy đánh bộ đánh chiếm đóng các tiền đồn của Trung Quốc.
Lính dù Mỹ diễn tập tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam hôm 30-6. Ảnh: Không quân Mỹ
Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã cho xây dựng phi pháp các “tàu sân bay cố định” dưới dạng tiền đồn trên nhiều đảo ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Một vài trong số tiền đồn này có đường băng.
Các căn cứ quân sự trên đảo này, cộng với các sân bay dọc bờ biển Đông Nam Trung Quốc sẽ cho phép Bắc Kinh phân tán máy bay chiến đấu. Việc phân tán như thế giúp Bắc Kinh Quốc bảo vệ các máy bay khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay ném bom của Mỹ.
Ngược lại, máy bay Mỹ thường tập trung tại một số ít căn cứ thường trực. Căn cứ không quân Kadena ở tỉnh Okinawa (Nhật Bản) là nơi tập trung chính sức mạnh không quân chiến thuật của Mỹ và đồng minh ở tây Thái Bình Dương. Một khi có khủng hoảng xảy ra, căn cứ có thể chứa hàng trăm chiến đấu cơ và máy bay hỗ trợ.
Bên cạnh đó, căn cứ không quân Andersen của Mỹ tại đảo Guam (cách biển Đông gần 2.800 km) thường tập trung máy bay ném bom, máy bay tiếp dầu và máy bay do thám.
Trong trường hợp cần thêm căn cứ quân sự tại khu vực, một lựa chọn rủi ro nhưng hứa hẹn của Mỹ là chiếm một số tiền đồn trên đảo của Trung Quốc. Nếu thành công, máy bay chiến đấu của Mỹ có thể tiến vào trung tâm biển Đông.
Lính dù Mỹ diễn tập tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam hôm 30-6. Ảnh: Không quân Mỹ
Mỹ không phải là không tính đến phương án này. Hồi cuối tháng 6 qua, 350 lính dù thuộc Sư đoàn bộ binh 25 của Lục quân Mỹ đến từ bang Alaska đã luyện tập đổ bộ đánh chiếm một sân bay mô phỏng trên đảo Guam.
Dĩ nhiên là khó có chuyện Mỹ đơn phương và vô cớ tiến hành một cuộc tấn công như thế. Theo chuyên gia David Axe, chuyện này nếu xảy ra là vì Trung Quốc xâm phạm quá mức lãnh thổ của các đồng minh Mỹ hoặc leo thang củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp trên biển bằng cách tấn công lực lượng nước ngoài tuần tra các vùng biển quốc tế.
Không gì lạ khi Trung Quốc phản ứng mạnh trước giả thuyết binh sĩ Mỹ có thể đánh chiếm các tiền đồn trên đảo nói trên. Trong bài viết trên trang Global Times hôm 11-8, tác giả Xu Hailin cho rằng ý tưởng này chỉ là phỏng đoán của giới truyền thông.
Người này còn cảnh báo bất kỳ một cuộc tấn công nào của Mỹ nhằm vào một tiền đồn Trung Quốc sẽ dẫn đến cuộc phản công toàn lực của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và chắc chắn phải trả giá đắt.
Lính thủy đánh bộ Mỹ huấn luyện tại tỉnh Okinawa - Nhật Bản hôm 31-10-2019. Ảnh: Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ
Nguồn: [Link nguồn]
Theo kịch bản giả định, vào năm 2030, quân đội Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát hòn đảo ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu...